Khái niệm về Blockchain
Blockchain cung cấp một cuốn sổ cái. Tại đây chứa toàn bộ các giao dịch trên mạng lưới. Khi bạn thực hiện một giao dịch, đầu tiên nó sẽ được xác thực bởi Miner (thợ đào). Thợ đào ở đây thực chất là một máy tính. Máy tính này sẽ thực hiện việc xác minh cho các giao dịch. Đổi lại họ sẽ được phần thưởng là BTC (Ký hiệu của đồng Bitcoin). Tiếp đó, nếu không có bất kỳ sự gian lận nào thì giao dịch của bạn sẽ được thêm vào cuốn sổ cái này. Đồng nghĩa với việc chuyển tiền của bạn thành công.
Vậy, Blockchain không phải là Bitcoin, Blockchain được hiểu một sổ cái kỹ thuật số được phân chia hay dễ hiểu hơn là cơ sở dữ liệu trong một mạng. Sổ cái được chia sẻ cho những người tham gia vào mạng lưới. Điều này cho thấy rằng trong toàn bộ hệ thống không phải chỉ có một vị trí duy nhất, một tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin (author[1]ity) duy nhất, vì những lần sao chép cùng một phiên bản sổ cái được đặt ở nhiều nơi.
Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào Blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia. Người đào có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát mạng bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính. Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, minh bạch và sự ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra.
Bằng cách cho phép phân phối các thông tin kỹ thuật số nhưng không được sao chép, công nghệ Blockchain đã tạo ra xương sống cho một loại hình giao dịch tài chính thông qua mạng lưới Internet mới.
Trên mạng blockchain, bạn không cần phải nhờ bất cứ ai phát minh ra một công cụ tài chính mới, một hệ thống thanh toán mới, một dịch vụ mới. Chính bạn có thể làm điều đó.
Blockchain có phải Bitcoin không?
Bitcoin là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số giống như đô la, bản thân nó không có giá trị. Nó có giá trị vì chúng ta đồng ý trao đổi hàng hóa, dịch vụ để đổi lấy một lượng tiền lớn hơn dưới dự kiểm soát của chúng ta và chúng ta tin rằng người khác cũng sẽ làm như vậy.
Bitcoin hoạt động dựa vào công nghệ Blockchain. Công nghệ này giúp bạn giao dịch mà không phải thông qua một bên thứ 3 nào.
Ví dụ: Bạn có người thân của bạn bên Mỹ. Nếu họ muốn gửi tiền cho bạn thì sẽ dùng dịch vụ chuyển tiền quốc tế, hoặc phải ra ngân hàng hoặc chuyển qua thẻ VISA [1] cho bạn hay 1 cổng thanh toán online nào đó.
Nói chung đều phải qua một bên trung gian và mất phí. Phải mất vài giờ thậm chí vài ngày số tiền mới được chuyển qua cho bạn. Lúc tiền đã qua thì bạn phải ra ngân hàng ngồi chờ các thủ tục rút hoặc ra cây ATM rút. Quá trình này tốn nhiều thời gian, công sức và tiền phí. Hơn nữa, bạn và người thân đang chọn hình thức tin tưởng vào ngân hàng, dịch vụ trung gian được cấp phép.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ngân hàng, công ty dịch vụ chuyển tiền bị tấn công bởi tin tặc? Hoặc có một cá nhân nào đó trong ngân hàng sửa đổi giao dịch của bạn?
Nhưng nếu người thân của bạn sử dụng Bitcoin (BTC) thì lại khác. Họ vẫn có thể gửi tiền cho bạn mà không phải thông qua một bên trung gian Chỉ cần có kết nối internet, chỉ mất 5 – 10 phút. Họ có thể gửi BTC cho bạn từ một nơi nào đó trên thế giới.
Và đương nhiên ở Việt Nam bạn cũng sẽ nhận được Bitcoin. Phí chuyển tiền gần như rất nhỏ so với các phí tại ngân hàng hay dịch vụ trung gian. Việc bán nó dễ dàng như vàng hay đô – la với tỉ giá hiện tại trên các sàn giao dịch
Như đã trình bày ở trên, Bitcoin không phải là tiền tệ pháp định (được chấp thuận và ban hành từ 1 quốc gia cụ thể). Bitcoin là đồng tiền vận hành dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain, được cho giá trị và quản lý bởi cộng đồng chấp nhận và sử dụng nó.
Phát sinh từ việc nhu cầu về giao dịch trao đổi rất cao đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, điều đó dẫn đến vấn đề thị trường cần một loại tài sản có giá trị ổn định không chịu theo biến động tỷ giá của thị trường mà vẫn đáp ứng được các tính năng ưu điểm của các đồng Bitcoin hay E-the-re-um (Ethereum) [2] trước đó. Với vấn đề này, cộng đồng tiền mã hóa nhanh chóng có các đồng ổn định giá, được neo giá trị với một loại tiền tệ pháp định hoặc tài sản có giá trị như vàng nhằm đảm bảo cho việc quy đổi, giao dịch trong cộng đồng tiền mã hóa.
Và đến nay, với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã có khoảng 1.500 loại tiền mã hóa ra đời bởi các doanh nghiệp, tập đoàn, hệ thống ngân hàng trên thế giới. Ước tính tổng vốn hóa thị trường của tất cả các loại tiền điện tử khoảng 12 tỷ USD (tháng 01/2018), tăng hơn 4.000% kể từ tháng 01/2017.* Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất, hiện tại chiếm giữ một phần nhỏ của hệ thống tài chính toàn cầu. Trong vòng 12 tháng kể từ tháng 01/2017, Bitcoin đã tăng hơn 1.200%*
Tiền mã hóa nói chung tạo ra một môi trường chín muồi cho sự đổi mới, bởi vì nó không chỉ là một loại tiền tệ, nó là một công nghệ, một mạng lưới, và là một loại tiền tệ.
—
Chú thích
1: Thẻ VISA (VISA card) là loại thẻ thanh toán quốc tế, được phát hành đầu tiên bởi tổ chức Visa International Service Association (Mỹ) vào năm 1976. Theo thống kê từ creditcards.com VISA là loại thẻ được dùng phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, thay vì trực tiếp phát hành, tổ chức Visa liên kết với các ngân hàng nội địa để phát hành thẻ. Tất nhiên, bạn vẫn có thể mua sắm online ở nước ngoài và thanh toán bằng thẻ VISA được phát hành bởi ngân hàng nội địa. Lúc này, bạn chỉ cần chịu phí giao dịch ngoại tệ.
2: Ethereum là đồng tiền mã hóa của nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Nền tảng này bao gồm một máy ảo hoàn toàn Turing – Ethereum Virtual Machine (EVM), có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum. Ethereum cũng cung cấp một loại tiền mã hóa gọi là “Ether”, có thể được chuyển giữa các tài khoản và được sử dụng để trả công cho các thợ đào giúp thực hiện việc tính toán. “Gas” là một cơ chế giá giao dịch nội bộ, được sử dụng để giảm thiểu giao dịch rác (spam) và phân bổ các nguồn lực trên mạng lưới.
Tham khảo thêm: Sách CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TIỀN MÃ HÓA – VNDC team
# Blockchain là gì ?
Xem thêm bài viết: Tổng quan về nền kinh tế tiền mã hóa
VNEconomics – Chúng tôi mong muốn đem tri thức khoa học, công nghệ, kinh tế đến với nhiều người Việt Nam. Đặc biệt là kiến thức về Blockchain & tiền mã hóa