Các giải pháp nâng cao quy trình kinh tế tuần hoàn để giải quyết bài toán rác thải bền vững tại Việt Nam

[QC]

Mục lục

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN RÁC THẢI BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM

Trương Thị Cẩm Len

 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Email:ttclen@nttu.edu.vn 

Tóm tắt: Áp dụng kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại như: Tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm tác động môi trường, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và ứng phó với biến đổi khí hậu. Do vậy, bài viết dưới đây dựa vào kết quả phân tích định tính từ quan điểm kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm đưa ra 06 giải pháp nâng cao để giải quyết bài toán rác thải bền vững tại Việt Nam.

Từ khóa: kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế vòng xoay

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và tiếp cận đến các hoạt động của kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn với phổ diện rất rộng, trong khuôn khổ bài này, chỉ đề cập tiếp cận về rác thải từ cuộc sống, sinh hoạt. Ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và vận hành nhà máy điện – rác. Các doanh nghiệp đã bắt đầu tổ chức sản xuất sản phẩm từ các phụ phẩm, phế phẩm của ngành nông nghiệp như: thu mua rơm chế biến thức ăn cho bò sữa ở Tập doàn TH, xây dựng hầm Biogas cung cấp chất đốt cho nông dân, tái chế nhựa, giấy loại, đặc biệt là sử dụng chế phẩm Comfort Maker sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm phế thải của nông nghiệp, rác thải hữu cơ đang được nông dân, phụ nữ hưởng ứng…

Đọc thêm:  Dịch vụ kinh tế chia sẻ: tạo mô hình kinh doanh

Mô hình kinh tế tuần hoàn là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình kinh tế tuyến tính, bởi nó khắc phục những hạn chế và hệ quả của kinh tế tuyến tính, trong đó tác động tiêu cực đến môi trường.

Hình 1: Từ kinh tế tuyến tính đến kinh tế tuần hoàn

Nhìn vào quy trình ta thấy kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner từ năm 1990. Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống.

Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường.

Hình 2:  Mô hình kinh tế tuần hoàn giải quyết bài toán rác thải ở Việt Nam

Từ quan điểm kinh tế tuần hoàn, vừa xử lý rác bảo vệ môi trường, vừa biến rác thành tài nguyên, tôi có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, tuyên truyền cho toàn dân về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải. Ươm tạo ý tưởng biến rác thải thành tài nguyên cho thế hệ trẻ tương lai. Như kết hợp lồng ghép vào các chuơng trình học chính khóa cũng như các buổi workshop, ngoại khóa để phân tích nguy cơ ảnh hưởng từ việc ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng về vấn đề xử lý chất thải.

Thứ hai, triển khai phong trào phân loại rác đầu nguồn rộng rãi trên các tỉnh thành từ đô thị đến nông thôn. Mỗi hộ cần thiết kế thùng rác 3 ngăn và hướng dẫn người dân tự xử lý chất thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học, sản xuất phân vi sinh hữu cơ phục vụ canh tác nông nghiệp (làm vườn rau hoa ở nông thôn cũng như ở đô thị).

Đọc thêm:  Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và chuỗi cung ứng xanh

Thứ ba thúc đẩy phong trào Khởi nghiệp đổi sáng tạo “kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn”. Nhà trường và tổ khu phố có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo với chủ đề về môi trường. Sản phẩm đạt giải trong cuộc thi có thể vận dụng vào thực tế. Nếu có doanh nghiệp đầu tư vốn nâng cao chất lượng, mẫu sản phẩm thì sẽ bán rộng rãi ra trên thị trường. Doanh thu thu về có thể trích 1 phần cho việc bảo vệ trẻ em cơ nhỡ, thú nuôi bị bỏ hoang tại địa bàn sinh sống.

Thứ tư, nâng cao công nghệ xử lý rác tiên tiến: công nghệ điện – rác, nhiên liệu hóa cao su, phân vi sinh hữu cơ từ rác, công nghệ xử lý rác nguy hại từ y tế, các khu công nghiệp; công nghệ tái chế,…

Thứ năm, rà soát điều chỉnh lại quy hoạch các bãi rác, khu xử lý rác. Có như vậy mới có đủ lượng rác cần thiết để các doanh nghiệp có thể đầu tư với công nghệ đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể không bố trí theo địa bàn hành chính cấp huyện hay xã mà quy hoạch liên vùng dựa trên quy mô dân số, khoảng cách vận chuyển, mật độ doanh nghiệp, khu cụm công nghiệp,.. tránh tình trạng thiếu rác để xử lý và trường hợp ngược lại thì nơi khác lại quá tải.

Thứ sáu, về cơ chế chính sách:

  • Cần có chính sách hỗ trợ miễn phí chế phẩm sinh học xử lý chất thải hữu cơ thành phân vi sinh hữu cơ (mà các tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh đã làm chủ công nghệ), hỗ trợ một phần kinh phí mua thùng rác ba ngăn cho dân thông qua các hội, đoàn thể của tỉnh.
  • Đối với doanh nghiệp cần áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ để khuyến khích các vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, kể cả chất thải xây dựng.
  • Từng địa phương nên có chính sách áp dụng kinh tế tuần hoàn. Đây là cách tiếp cận mới tạo ra nguồn kinh tế bền vững, thu hút các nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn cho quỹ phát triển công nghệ xanh tại địa phương.
Đọc thêm:  Logistics xanh và nền kinh tế tuần hoàn

3. KẾT LUẬN

Qúa trình vận hành của nền kinh tế tuần hoàn sẽ không có chất thải ra môi trường, giải quyết được bài toán rác thải. Đồng thời xác định được ba nguyên tắc chính của nền kinh tế tuần hoàn: giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm; kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu; tái tạo hệ thống tự nhiên. Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực, một xu hướng phát triển và đây cũng là cơ hội kinh tế, đặc biệt cho doanh nghiệp, các nhà khoa học trong đổi mới sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhóm chuyên gia Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (dịch) (2023), quản trị chiến lược và kinh tế tuần hoàn, NXB Sài Gòn Books, TP.HCM

Phan Ngọc Dũng (2022), 46 sách lược khởi nghiệp thành công, NXB Thăng Long, HN.

Khánh Trang (dịch) (2019), Chiến lược kinh doanh, NXB Thế giới, TP.HCM

Bùi Thị Bích Phương (dịch) (2019), Từ ý tưởng đến thực thi, NXB Công Thương, TP. HCM.

HL (2021), tạp chí kinh tế và dự báo: Huấn luyện về kinh tế tuần hoàn cho các giảng viên và doanh nghiệp. Truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2023 https://kinhtevadubao.vn/huan-luyen-ve-kinh-te-tuan-hoan-cho-cac-giang-vien-va-doanh-nghiep-20520.html

Ths Phạm Tuyên, tạp chí lý luận chính trị: mô hình kinh tế tuần hoàn với phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023 http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3923-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-voi-phat-trien-nen-kinh-te-xanh-o-viet-nam.html

Tìm kiếm thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên VNEconomics

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Đăng ký nhận bài viết mới nhất từ VNEconomics Academy

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế – Nghiên cứu khoa học và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về Blockchaintiền mã hóa (một lĩnh vực rất mới mẻ) tới đối tượng là các bạn sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và những cá nhân khác quan tâm tới những lĩnh vực này.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
Website: https://vneconomics.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
Telegram: https://t.me/BlockchainDEco
Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
Twitter: https://twitter.com/ThanhTung78

- Quảng cáo -

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Đăng ký nhận bài viết và khóa học miễn phí​

Danh mục đầu tư của VNEs

Danh mục sản phẩm

Những nội dung hữu ích ngành Blockchain & Tiền mã hóa
Recent Posts