Các hình thức lừa đảo phổ biến trong thị trường tiền mã hóa

[QC]

Mục lục

Thị trường Tiền mã hóa là một thị trường toàn cầu béo bở không chỉ riêng cho các nhà đầu tư chân chính mà còn cho cả những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Bằng nhiều cách khác nhau, những kẻ này có thể lấy được tiền từ ví của bạn mà bạn không hề hay biết.

Giả mạo

Ở đây, những kẻ lừa đảo có thể tạo ra các website giả mạo trông y như thật, các ứng dụng giả, các sàn giả,… Bên cạnh đó là các thông tin giả trên Twitter hay các mạng xã hội khác khiến giá Pump&Dump chóng mặt. Mục tiêu của chúng là những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm để phân biệt thật giả lẫn lộn hay những người vì món lợi trước mắt mà không cân nhắc kỹ càng.

Lừa đảo qua Telegram

Telegram là ứng dụng phổ biến nhất của các cộng đồng Tiền mã hóa nên đây là nơi mà những kẻ lừa đảo không thể nào bỏ qua. Có nhiều hình thức lừa đảo trên Telegram nhưng phổ biến nhất hiện nay là giả mạo người nổi tiếng, admin các diễn đàn để lừa những người nhẹ dạ cả tin. Bên cạnh đó còn có các hình thức lừa đảo chuyên nghiệp hơn như tạo Group, Channel scam của các dự án hot. Sau đó update các thông tin như Channel thật nhưng lại post contract address scam (chỉ giống mỗi cái tên với token gốc). Với sự dễ dàng của việc tạo một token mới, việc phòng tránh hình thức lừa đảo này cũng cần được lưu tâm.

Airdrop

Airdrop là một hình thức thưởng token phổ biến của các dự án mới ra mắt trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là kẻ hở để những kẻ lừa đảo lấy đi hết tài sản trong ví của bạn. Chúng làm được như thế nhờ việc gửi contract scam có code độc vào ví của nạn nhân. Nhận được token lạ, nạn nhân đem token đi swap. Sau khi nhấn Approve token thì “bùm”. Toàn bộ token trong ví của bạn đã mất hết. Vậy nên hãy cẩn thận với các token không rõ từ đâu ra. Nếu airdrop thì nên dùng một ví riêng tách biệt với tài sản chính của bạn.

Đọc thêm:  Tiền mã hóa là gì?

Các dự án Ponzi, Scam

Hình thức ICO mang đến nhiều lợi ích dành cho cả đội ngũ dự án và những người tham gia đầu tư khi có thể thực hiện kêu gọi vốn và đầu tư một cách dễ dàng. Tuy nhiên nó cũng mang đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư khi các dự án “bánh vẽ” đầy rẫy trên thị trường. Một whitepaper đẹp, một đội ngũ không ẩn danh chưa hẳn đã là một dự án tốt. Hãy tìm hiểu kỹ, xem cách đội ngũ xây dựng dự án,… trước khi đưa ra quyết định của mình. Đừng đầu tư vì ai đó nói “dự án này ngon lắm”. Memecoin hay chơi xổ số cũng thuộc vào loại này.

Hacker tấn công

“Không có hệ thống nào an toàn tuyệt đối”. Tuy hệ thống blockchain có những điểm mạnh nổi bật nhưng không có nghĩa là nó an toàn tuyệt đối. Đặc biệt là các giao thức được xây dựng trên đó. Thỉnh thoảng vẫn có những cuộc tấn công lấy đi hàng triệu USD từ các giao thức. Tuy nhiên với người dùng phổ thông thì không cần quá lo lắng về hình thức này vì có lo lắng cũng không giải quyết được gì.

Còn rất nhiều hình thức lừa đảo từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp một cách tinh vi khác. Bạn đã từng bị lừa đảo như thế nào?

Tìm kiếm thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên VNEconomics

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Đăng ký nhận bài viết mới nhất từ VNEconomics Academy

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế – Nghiên cứu khoa học và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về Blockchaintiền mã hóa (một lĩnh vực rất mới mẻ) tới đối tượng là các bạn sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và những cá nhân khác quan tâm tới những lĩnh vực này.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
Website: https://vneconomics.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
Telegram: https://t.me/BlockchainDEco
Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
Twitter: https://twitter.com/ThanhTung78

- Quảng cáo -

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Đăng ký nhận bài viết và khóa học miễn phí​

Danh mục đầu tư của VNEs

Danh mục sản phẩm

Những nội dung hữu ích ngành Blockchain & Tiền mã hóa
Recent Posts