
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
GS. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wale đồng thời là giáo sư ở Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia. Ông là tác giả và đồng tác giả của 300 công trình khoa học công bố trên các tập san danh tiếng thế giới và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.
Ông là người gốc Á duy nhất được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Australia và cũng là người gốc Việt đầu tiên trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Australia bởi những đóng góp xuất sắc của ông cho y học, đặc biệt là lĩnh vực loãng xương.
Ngoài ra, GS. Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư gốc Việt đầu tiên ở Australia được trao học vị Doctor of Science, học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học Australia.
GS. Nguyễn Văn Tuấn sinh ra và lớn lên ở Kiên Giang. Những ngày đầu đặt chân đến Australia, với vốn tiếng Anh hạn hẹp, ông làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Thời gian đầu ông làm phụ bếp, rồi làm phụ tá trong phòng thí nghiệm sinh học, trong xưởng,…
Trong thời gian đi làm như thế, ông đi học ban đêm, gọi là học bán thời gian. Suốt 5 năm liền, đêm nào ông cũng về nhà lúc 10 hay 11 giờ đêm. Ông luôn khát khao phải đi học và lúc nào cũng nghĩ học để thoát khỏi cảnh phụ bếp.
Vừa học tiếng Anh vừa học văn hóa, vừa đi làm để tồn tại là điều không dễ dàng. Nhưng ông biết để bằng hoặc hơn người bản xứ thì phải có hai cái đầu nên lúc nào ông cũng dặn lòng phải cố gắng hết mình.
Từ anh phụ bếp, từ những bài báo bị sửa đi sửa lại, hơn 30 năm sau, GS. Nguyễn Văn Tuấn đã trở thành một nhà khoa học nổi danh khắp nơi. Ông liên tiếp có công trình khoa học công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới.
Ngoài ra, ông cũng là nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có những đóng góp lớn cho lĩnh vực dịch tễ học và di truyền loãng xương.
Trong những đóng góp đó, phải kể đến việc xác định mối liên quan giữa mật độ xương và gãy xương, phát hiện này đã được Tổ chức Y tế Thế giới đề ra tiêu chuẩn để chẩn đoán loãng xương cho toàn thế giới.
Đóng góp lớn nữa của GS. Nguyễn Văn Tuấn là phát hiện sự mất xương ở người cao tuổi tăng theo thời gian chứ không ngừng lại như sách giáo khoa viết, phát hiện này đã viết lại một phần sách giáo khoa về loãng xương và nội tiết học…
Đóng góp nữa là ông cùng đồng nghiệp đã phát hiện mất xương có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, phát hiện này cũng làm thay đổi nhận thức của giới chuyên ngành về bệnh lí loãng xương…
Đóng góp mà GS. Nguyễn Văn Tuấn tâm đắc là phát triển mô hình tiên lượng gãy xương.
Sự ra đời của mô hình này làm nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới làm theo, và có khi họ gọi là “Nguyen’s Model.”
Đặc biệt, dù sống xa quê hương, nhưng GS. Nguyễn Văn Tuấn luôn hướng về Việt Nam.
Ông quan tâm nhiều đến nghiên cứu và điều trị loãng xương ở Việt Nam như gãy xương không được điều trị hay không được điều trị đúng, chi phí điều trị…
Theo: Tri Thức & Cuộc Sống
GS Nguyễn Văn Tuấn bàn về Giáo dục
- Trò chuyện đầu tuần: Đăng bài trên tập san “dỏm” và đạo đức công bố
- ‘Làm khoa học nghiêm túc bao giờ cũng khó hơn làm khoa học để có cái danh’
- Về vấn đề tập san khoa học và công nhận chức danh giáo sư
- Bổ nhiệm giáo sư ở nước ngoài như thế nào?
- Nhân “Đường lên đỉnh Olympia” bàn về người tài và giáo dục Việt Nam
- Vấn nạn tập san khoa học ‘dỏm’
- Làm thế nào để nhận dạng một tập san khoa học dỏm?
- Tình trạng bất định trong sự nghiệp khoa học: Sao trông giáo sư âu lo thế?
- Kẻ đưa đò
- Bổ nhiệm giáo sư: 5 “nên” và 5 “không nên”
- Kinh nghiệm viết và công bố bài báo khoa học
- Những ngộ nhận về giáo sư
- Hình tượng giáo sư qua Socrates
- Tiêu chuẩn giáo sư: lượng và phẩm
- Chuẩn giáo sư và “căn bệnh thời đại”
- Cần thay đổi gì trong việc xét duyệt chức danh giáo sư?
- Có thể sai lầm nếu xét công nhận giáo sư dựa vào Scopus, Pubmed
- Tại sao công bố trên tập san dỏm?
- Không nên đếm số bài báo để công nhận chức danh giáo sư
- Ganh tị trong khoa bảng
- So sánh tình hình công bố khoa học của các đại học Việt Nam
- Năng suất khoa học của các ứng viên giáo sư
- “Ấm ức” trong kì xét công nhận chức danh giáo sư năm 2019
- “Nhân tài” theo quan điểm phương Tây (Tại sao “Nhân tài” khó đóng góp cho VN?)
- Sự quì gối của luân lí học đường
- Bàn về chữ “Elite”
- Chức danh “Visiting Professor”
- Tại sao các đại học Việt Nam không có trong bảng xếp hạng những đại học hàng đầu Châu Á?
- Cải cách chương trình đào tạo tiến sĩ
- Số giáo sư tăng “đột biến” không phải là hiện tượng mới
- Fellow là gì?
GS Tuấn bàn về Chính trị
- Tại sao người có chức vụ cao hay … ngớ ngẩn?
- “Calling Bullshit” (Xạo): tài nguyên cho công dân
- Tại sao bầu hay không bầu cho Trump?
- Nghiên cứu về ý thức xã hội Nam – Bắc
- Thăm khu vực DMZ (phi quân sự) Hàn Quốc
- “Tiền là sữa cho chính trị” và cách người Tàu gây ảnh hưởng đến Úc
- Những cuộc xâm lăng mềm (đọc sách “Hidden Hand” của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg)
- Tra tấn và thí nghiệm Milgram
- Giới thiệu sách quan trọng: “Vietnam, Territoriality and the South China Sea”
- Một ngày lịch sử
- Đọc sách “Tâm lí dân tộc An Nam”
- Một cô gái phi thuờng, một ‘game changer’
- Hàn lâm hoá Nội các Chánh phủ
- “Cận huyết thống” (inbreeding) và ‘hồng phúc của dân tộc’
- Diễn biến tâm lí (vụ án Hồ Duy Hải)
- Án tử hình ở Việt Nam và Hồ Duy Hải
- Điểm sách “Gạc Ma: vòng tròn bất tử”
- Hồi tưởng thời tị nạn
- Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng
- “Ru” của Kim Thúy: điệu ru của người tị nạn
- VN là nước “bất hạnh” trên thế giới?
- Điểm sách “Silent Invasion”
- Một “cú sốc” về nền giáo dục miền Nam thời 1975
GS Tuấn bàn về Triết lý
- “Bạn còn 6 tháng để sống”: nghịch lí của số trung bình
- Đừng cố gắng làm người thành công; hãy cố gắng làm người có ích!
- Khoa học như người mù sờ voi
- Thiên kiến một chiều (‘my side bias’)
- Thiên kiến tiêu cực (negativity bias)
- Tin vào những gì mình muốn tin (confirmation bias)
- Vi tử và vi sống
- Bạn là người không quan trọng (như mình tưởng)
- Qui luật 80/20 (Pareto Law)
- Ý nghĩa của Phật Giáo
- 37 năm chông chênh
- Biên tập gen: giữa kĩ thuật và đạo đức
- Đọc sách “Người xưa cảnh tỉnh”
- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 – 2021)
- Giải Nobel Y sinh học 2017: một nhắc nhở về “duyên khởi”
- Quí tộc và “Nouveau Riche”
- Hậu quả của “gần mực”
- Nước mắm: một chút khoa học
- Tế bào gốc trị liệu: cẩn thận!
- Đọc báo: Kĩ nghệ nail và những vấn đề sức khỏe
- Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 – 2020): Chân tu và trí thức
- ‘Bàn tay’ của vaccine
- Công dân hạng hai?
- Tạp ghi: Định luật của những kẻ trộm
- Trạng Quỳnh và ‘cunning’
- Ngoa dụ, hi vọng, và tế bào gốc trị liệu: Đọc sách ‘Flesh Made New’
- Thói ghen tị
- Vinh quang là nhứt thời (Qui luật hồi qui trung bình)
- Thói chê bai (phán xét) người khác
- 5 điều làm cho bạn “mắc kẹt” và khổ
- “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”: trào lưu lấy tên tiếng Anh
- Qui luật phổ quát của sự thành công
- Qui luật Goodhart và bệnh thành tích giáo dục
- Người khách quan, kẻ tương đối
- Ganh tị: khi thành công của bạn là nỗi đau của tôi, và nỗi đau của bạn là lợi lộc của tôi (2)
- Định nghĩa bully
- Cuộc tàn sát chuột vĩ đại ở Hà Nội
- Giải Nobel Y Sinh Học 2019: hiểu về nền tảng của sự sống
- Đọc sách “Những bài học thuộc lòng – Tân Quốc văn giáo khoa thư”
- Hội chứng ái kỉ trong y khoa
- “Heightism” ở Việt Nam?
- Năm Kỉ Hợi đọc lại “Trại Súc Vật” (Animal Farm)
- “Thân phận và hào quang”
- Vaccine và bệnh tự kỉ: Bài học từ vụ Bs Wakefield
- Tản mạn về những giấc mơ và quán cà rem
- Incivility và Gas lighting
- Mặc cảm thấp kém và mặc cảm nổi trội
- Nhập gia tuỳ tục
GS Tuấn bàn về Nghệ thuật
Một số kinh nghiệm hay của GS
Một số chủ đề khác
- Dân Việt Nam: Một khối nhân quần đang ở tuổi thiếu niên
- Ngô Thế Vinh: Nhìn Lại Nhìn lại – Steinbeck, cha và con, giữa Chiến Tranh Việt Nam
- Thủy điện Lang Cang-Mekong Gây khát nước và đói phù sa cho Đông Bằng sông Cửu Long bằng cách nào?
- Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền
- Với dự án Luang Prabang: từ 2007 Việt Nam đã quy hàng chiến lược thủy điện của Lào
- Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn Sông Cửu Long (Ngô Thế Vinh)
- Nói không với dự án Cái Lớn, Cái Bé – Đi tìm các giải pháp phi công trình cho Đồng bằng Sông Cửu Long
- Việt Nam vướng mãi vào điện than như mắc phải một lời nguyền (Phạm Phan Long)
- Từ “Dấu Binh Lửa” tới “Tù Binh và Hòa Bình”: Phan Nhật Nam và những chấn thương không chảy máu
- Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách (Ngô Thế Vinh)
- Hướng tới Ngày Nước Thế Giới 2020 với chủ đề nước và biến đổi khí hậu một ĐBSCL ô nhiễm giữa mùa hạn
- Vũ Khí Giải Cứu Mekong – Chất Xám Và Tiếng Nói
- Từ một ĐBSCL đang ngập mặn đi thăm nhà máy khử mặn Carlsbad lớn nhất nước Mỹ
- Lào ‘lấn tới’ với thủy điện Luang Prabang và ứng phó cho Việt Nam
- Điện mặt trời Nam Ngum có thể thay thế Thủy điện trên dòng Mekong ở Lào?
- Một thoáng Hà thành …
- Đồng bằng sông Cửu Long và những phát triển tự huỷ hoại
- Cung đàn của Lộc Vàng
- Đọc “chuyện phiếm sử học”
- Về một chuyến đi Nga (Đinh Quang Anh Thái)
- Giáo sư Trần Ngọc Ninh và ước vọng Duy Tân
- Đi tìm bức tượng “Mẹ và Con”, một tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ở hải ngoại
- Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê