CÔNG NGHỆ SỐ VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
TS. Nguyễn Xuân Nhĩ
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,
Email: nxnhi@ntt.edu.vn.
Tóm tắt: Những thách thức về công nghệ số đòi hỏi ngành du lịch cần phải thay đổi lớn. Đặc biệt, mô hình kinh tế chia sẻ khó đi đến thành công nếu thiếu nền tảng công nghệ số. Cho nên, việc triển khai công nghệ số vào ngành du lịch là một dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi mô hình hướng tới “sự phát triển bền vững”. Bài viết này kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể cho ngành du lịch thông qua mô hình kinh doanh mới, mang đến những cơ hội mới cho tinh thần kinh doanh, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực của tỉnh nhà trong mạng lưới kinh tế chặt chẽ. nền kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển bền vững.
Từ khóa: Công nghệ số, Kinh tế chia sẻ, Phát triển bền vững, Bến Tre, Du lịch
Abstract: The challenges of digital technology require major changes in the tourism industry. In particular, it is difficult for the sharing economy model to succeed without a digital technology platform. Therefore, the implementation of digital technology in the tourism industry is an important sign marking the beginning of the paradigm shift towards “sustainable development”. This article is expected to make a significant contribution to the tourism industry through a new business model, providing new opportunities for entrepreneurship and efficient and sustainable use of the province’s resources in the network. tight economy. The sharing economy has great potential to make a meaningful contribution to sustainable development.
Keywords: Digital technology, Sharing economy, Sustainable development, Tourism, Ben tre.
1. GIỚI THIỆU
Nói đến du lịch miền sông nước, chắc hẳn ai ai cũng chợt nghĩ đến địa danh Bến tre như là một lựa chọn điểm đến du lịch bởi lẽ, “Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360km², được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 86km, cách thành phố Cần Thơ 120km; phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông. Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt mang đặc trưng của vùng sông nước với cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch. Hoạt động của du khách khi đến với dòng sản phẩm du lịch này là tham quan và trải nghiệm cuộc sống miệt vườn sông nước. Không gian tiêu biểu của nhóm sản phẩm du lịch này là các điểm du lịch sinh thái miệt vườn. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống cùng với các di tích lịch sử cũng tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù. Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú cùng cơ sở vật chất phục vụ du lịch đang được đầu tư, Bến Tre đang là một trong những điểm đến được khách du lịch nói chung và khách du lịch nội địa nói riêng lựa chọn” (Tourism Management Office of Ben Tre province, 2020). Tuy nhiên, để phát triển ngành du lịch Bến tre mạnh và bền vững, tác giả mong muốn đề xuất mô hình kinh tế chia sẻ: một mô hình kinh tế dựa trên việc chia sẻ những tài sản ít được sử dụng dựa trên nền tảng công nghệ số. Trong những năm gần đây, các nền tảng kỹ thuật số đã trở thành tác nhân quan trọng nhất trong nền kinh tế chia sẻ toàn cầu, biến các tập đoàn toàn cầu, chẳng hạn như AirBnB, Booking hoặc TripAdvisor thành các bên trung gian kiểm soát và thu lợi từ hầu hết các giao dịch. Nắm bắt tình hình ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch trên thế giới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã ra mắt ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thông minh tỉnh Bến tre vào tháng 4 năm 2022. Địa chỉ truy cập cổng thông tin du lịch tỉnh Bến Tre được thực hiện trên website https:// bentretourism.vn. Thêm vào đó, việc xây dựng App mobile trên IOS và Android cũng được triển khai. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm du lịch của tỉnh, Bến Tre triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thông minh tỉnh Bến Tre”. Qua đó, giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, thúc đẩy đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trên thế giới, vào những năm 2000, “nền kinh tế chia sẻ” nổi lên như một đề xuất về một hệ sinh thái về mô hình kinh tế, tập trung vào việc thay đổi văn hóa sản xuất và tiêu dùng, cũng như sự tương tác giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng (Schor, 2016 ). Tiếp theo đó, sự phát triển của Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) hỗ trợ tích cực việc sử dụng các tài sản ít được sử dụng bởi các tác nhân khác nhau trong nền kinh tế mạng.
Việt Nam, Kinh tế chia sẻ (KTCS) là mô hình kinh doanh mới xuất hiện nhưng lại có nhiều loại hình đa dạng và biến đổi mau lẹ theo xu hướng phát triển của công nghệ 4.0. KTCS giúp giảm thiểu tình trạng lãng phí tài sản. Mục đích của cuộc thảo luận này về sự đan xen giữa nền kinh tế chia sẻ vào các hệ thống du lịch, ảnh hưởng đến kết quả của sự đóng góp cho tính bền vững. Điều quan trọng, việc kết hợp này nhấn mạnh rằng các bên liên quan tham gia vào nền kinh tế chia sẻ có thể mang lại hiệu ứng tích cực đối với người tiêu dùng, người lao động, nhà sản xuất, cộng đồng nơi diễn ra hoạt động chia sẻ và phạm vi tài nguyên phải được sử dụng để kích hoạt các dịch vụ như vậy. Các sáng kiến của chính quyền địa phương sẽ tạo niềm tin trong công chúng giúp và huy động vốn từ cộng đồng, vốn mạo hiểm, hay nhận được sự hỗ trợ tài chính của các tập đoàn toàn cầu. Các mô hình được triển khai và áp dụng trong nền kinh tế chia sẻ có nhiều hình thức khác nhau và sẽ được mô tả chi tiết ở phần sau của bài báo này.
2.1. Vai trò của công nghệ số trong nền kinh tế chia sẻ
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông và các nền tảng trực tuyến đã phá vỡ các liên kết lịch sử giữa khoảng cách địa lý, xã hội và trao đổi kinh tế. Các nền tảng CNTT-TT điều phối các giao dịch trong nền kinh tế chia, khi các nền tảng đã trở thành trung gian thống trị toàn cầu theo đúng nghĩa của chúng. Để truyền thông đạt hiệu quả, nhưng chi phí thấp, hầu hết các tổ chức du lịch và người tiêu dùng sử dụng hình thức truyền thông kỹ thuật. Trong du lịch, tài sản có thể đề cập đến có thể là chỗ ở, chẳng hạn như ngủ lại (Couchsurfing) hoặc trao đổi (HomeExchange). Nội dung có thể bao gồm các phương thức vận tải, chẳng hạn như xe đạp (Ofo), chia sẻ ô tô (Car2Go) hoặc ô tô dùng chung cá nhân (Drivy). Ví dụ về tài sản liên quan đến hoạt động bao gồm dụng cụ thể thao (Sharewood) hoặc sự kiện ẩm thực (VizEat). Dịch vụ bao gồm các nền tảng cung cấp trao đổi tài sản thương mại (Đặt chỗ, AirBnB) và các hình thức lưu trú như chia sẻ thời gian (Vistana, Hapimag), trong đó các thành viên là cổ đông và đơn vị tổ chức dịch vụ có trách nhiệm quản lý và điều phối. Ví dụ, trong dịch vụ bao gồm dịch vụ vận chuyển (Lyft, Uber, Mytaxi), các hoạt động như trải nghiệm được hỗ trợ bởi các tổ chức tiếp thị quốc gia hoặc khu vực (Visit Destination), giao đồ ăn (Lieferando) hoặc thông tin thời tiết (AccuWeather). Cuối cùng, ý kiến bao gồm lời khuyên, đánh giá hoặc xếp hạng được đăng bởi các khách du lịch khác (HolidayCheck; TripAdvisor); du lịch ảo dựa trên bằng chứng hình ảnh hoặc video về những địa điểm xa xôi, bao gồm các tuyến đường, tư vấn lịch trình chỉ đường, tính năng tự động xác định địa điểm qua định vị, gợi ý các địa điểm ăn uống, khách sạn, dịch vụ, ngân hàng, y tế, phương tiện di chuyển và bản đồ 3D dẫn đến điểm đến du lịch, giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc mang tính biểu tượng (YouTube); trực quan hóa du lịch (Facebook, Instagram).
2.2. Mô hình Kinh tế chia sẻ và phát triển bền vững
Vergragt và cộng sự (2016) xác định: Mô hình Kinh tế chia sẻ đóng vai trò chính trong quá trình chuyển đổi bền vững và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình Kinh tế chia sẻ trong nghiên cứu này đề cập đến việc chia sẻ hoặc cho thuê các tài sản cá nhân với sự hỗ trợ của công nghệ số và có tính phí hoặc các hình thức trao đổi khác (Botsman, 2011). Kinh tế chia sẻ chỉ ra rằng tiêu dùng hợp tác bắt nguồn từ việc chia sẻ, trao đổi và cho thuê hàng hóa hoặc dịch vụ mà không cần sở hữu chúng.
Bardhi và Eckhardt (2012) thì đã kết hợp tiêu dùng hợp tác và việc chia bằng khái niệm tiêu dùng dựa trên việc tiếp cận bằng cách chỉ ra rằng người tiêu dùng muốn tiếp cận hàng hóa và thích trả tiền để thuê sản phẩm thay vì mua chúng. Một số nhà ngiên cứu đã sử dụng các thuật ngữ này như là một mô hình kinh tế được hỗ trợ bằng internet dựa trên sự chia sẻ, trao đổi, giao dịch hoặc cho thuê sản phẩm bằng cách cho phép trao đổi quyền sở hữu (Martin và cộng sự, 2016).
Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc tại New York. Bao gồm 17 mục tiêu liên quan đến nghèo đói, bất bình đẳng, khí hậu, suy thoái môi trường, thịnh vượng, hòa bình và công lý. Đây là nền tảng của chương trình nghị sự cho năm 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (UN, 2018). Mục 67 nghị quyết của Liên hợp quốc về Chương trình nghị sự phát triển bền vững đặc biệt ghi nhận vai trò của doanh nghiệp: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các doanh nghiệp áp dụng sự sáng tạo và đổi mới của mình để giải quyết các thách thức phát triển bền vững ” (UN SDG, 2015, trang 67). Hafermalz và cộng sự (2016) lập luận rằng nền kinh tế chia sẻ có khả năng đóng góp vào bốn trong số các mục tiêu bền vững của Liên hợp quốc: tăng trưởng kinh tế bền vững; đổi mới sáng tạo; tiêu dùng và sản xuất bền vững; và các xã hội hòa bình và toàn diện.
Tóm lại, kinh tế chia sẻ là tận dụng những nguồn lực sẵn có (mà không sử dụng chia sẻ cho người cần sử dụng) để tối ưu hóa được nguồn lực sẵn có, tránh sự lãnh phí không cần thiết. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm du lịch sẽ giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, thúc đẩy đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội bền vững, tạo lợi ích qua lại giữa 3 đối tượng là du khách, chính quyền và doanh nghiệp. Trong ngành du lịch, các bên liên quan tham gia mô hình kinh tế chia sẻ đó là: chính quyền địa phương, các cá nhân và đơn vị cung cấp dịch vụ (chỗ ở, ẩm thực, giao thông…), đơn vị cung cấp mạng viễn thông, công ty du lịch – lữ hành. Mối quan hệ này được thể hiện trong hình 1- Mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch sau đây:

2.3. Các Mô hình kinh tế chia sẻ điển hình
Những mô hình nổi bật thuộc mô hình Kinh tế chia sẻ có ảnh hưởng nhất định trên toàn cầu, có thể kể đến như:
Airbnb: Chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phòng, căn nhà không dùng đến. Chủ sở hữu nhà sẽ cho thuê nhà mình trên ứng dụng, người thuê nhà sẽ lên ứng dụng để tìm căn phòng, căn nhà phù hợp với nhu cầu, sở thích. Sau giao dịch, người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau trên ứng dụng.
Uber, Grab: Công ty taxi công cộng đã tận dụng nguồn tài nguyên là các xe máy, ô tô đang dư thừa (hay còn gọi là nhàn rỗi) hay những người lao động đang thất nghiệp, việc làm không ổn định. Chủ sở hữu xe sẽ đăng ký trên ứng dụng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe. Người muốn đi xe sẽ lên ứng dụng tìm xe, liên lạc với người lái xe đến nơi và chở mình đi. Sau khi sử dụng dịch vụ trên ứng dụng, cả hai bên có thể đánh giá lẫn nhau trên ứng dụng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mẫu nghiên cứu
Do thời gian có hạn, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 6 chuyên gia, trong đó 3 chuyên gia đang công tác trong ngành du lịch, phụ trách phòng Marketing, 2 chuyên gia đang giữ chức vụ quản lý đại điện cho chính quyền địa phương và chuyên gia chuyên ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, còn có 6 hộ kinh doanh cá thể có ý định đóng góp xe du lịch, cơ sở cư trú cho mô hình kinh tế chia sẻ.
3.2. Kết quả nghiên cứu
Sau khi được nhóm tác giả giải thích mô hình kinh tế chia sẻ, các chuyên gia quan tâm đến các vấn đề sau:
Ý kiến thu thập từ các doanh nghiệp du lịch/ Cơ sở lưu trú
Chuyên gia A: “cần có cơ chế chia sẻ lợi ích, ví dụ: các khoản hoa hồng có được tính hợp lý không, đặc biệt là trong các tình huống cạnh tranh hoặc sự thống trị của đơn vị trung gian, bởi nó có ảnh hưởng đến việc chia sẻ lợi nhuận”.
Chuyên gia B: “có phải tất cả các doanh nghiệp trong thị trường lưu trú đã đăng ký kinh doanh, mới được tham gia mô hình kinh tế chia sẻ này không? Các quy định hiện hành có còn phù hợp với mô hình mới không?”
Ý kiến thu thập từ các chuyên gia ngành viễn thông
Chuyên gia C: “Các nền tảng có hợp tác không, nghĩa là chúng có chia sẻ dữ liệu không, yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký và tuân theo quy định?”
Chuyên gia D: “Nền tảng cung cấp bao nhiêu quyền kiểm soát đối với nội dung và miền trực tuyến?”
Chuyên gia E: “Mức độ cạnh tranh mà nền tảng giới thiệu tại địa phương là bao nhiêu? Liệu nó có làm suy yếu sự hợp tác trong điểm đến?”
Chuyên gia F: “Có phù hợp để tạo ra các nền tảng hợp tác quốc gia hoặc địa phương để tiếp thị và phân phối du lịch không các sản phẩm?”
Hộ kinh doanh cá thể:
Chuyên gia G: “Ai có quyền kiểm soát hình ảnh điểm đến?”
Chuyên gia H: “công suất lưu trú được quản lý như thế nào đối với từng điểm đến?”
Chuyên gia L: “Các nền tảng đã thiết lập các quy trình cạnh tranh chưa?”
Chuyên gia M: “Có sự hiểu biết rõ ràng về các mục mới trong thị trường chỗ ở không?”
Nhà hoạch định chính sách:
Chuyên gia N: “Có kiểm kê số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường lưu trú không,? thường xuyên cập nhật, báo cáo hay không?”
Chuyên gia O: “Có quy định đầy đủ (thuế, hỏa hoạn, sức khỏe, an toàn, bảo hiểm) đối với các hình thức cho thuê cụ thể không?”
Chuyên gia P: “Các dịch vụ cho thuê có được cung cấp quanh năm, thu hút năng lực từ thị trường nhà đất không?”
Chuyên gia Q: “Phần doanh thu bị mất đối với một điểm đến hoặc quốc gia do sự tham gia và hoa hồng của nhà mạng là bao nhiêu?”
Chuyên gia S: “Các nhà mạng có hỗ trợ phát triển kinh doanh và việc làm không? Các chuỗi giá trị có được hiểu một cách đầy đủ không?”
Tác giả nhận xét:
Từ kết quả phỏng vấn trên, chúng tôi nhận định rằng: các chuyên gia đã hiểu rõ lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ, tuy nhiên các chuyên gia đều băn khoăn về tính pháp lý, công tác tổ chức, thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra. Thời điểm này, kinh tế thế giới suy thoái nặng nề, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Việc chia sẻ những tài nguyên sẵn có thông qua các ứng dụng công nghệ đặc biệt, nó không chỉ giúp cho người thuê và sử dụng tài nguyên khôi phục lại cuộc sống mà còn đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho các nhà cung ứng dịch vụ. Sự phát triển bền vững phụ thuộc vào chuyển đổi sản xuất và tư duy người tiêu dùng. Nếu quá trình chuyển đổi đó đi sai quỹ đạo thì mục tiêu bền vững sẽ không đạt được. Các giai đoạn phát triển công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT – TT) ở các nước khác nhau nghĩa là cần phải có cách tiếp cận đa sắc thái hơn đối với phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT, nhập khẩu các nền tảng và công nghệ có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ của nền kinh tế hợp tác và chia sẻ. Sự phụ thuộc vào công nghệ, nền tảng và nhà khai thác nước ngoài sẽ không hỗ trợ cán cân thương mại của các nước đang phát triển.
4. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Tác giả kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương đóng vai trò điều phối các các mối quan hệ trong mô hình kinh tế chia sẻ, xem xét tổ chức triển khai nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ với vai trò công nghệ số. Bài báo nêu ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần tập huấn nâng cao nhận thức của người dân tại tỉnh Bến tre về lợi ích của nền kinh tế chia sẻ. Cho người dân thấy khả năng cạnh tranh đặc biệt của mô hình kinh tế chia sẻ so với những loại hình kinh tế truyền thống trước đó.
Thứ hai, tăng cường hoàn thiện và phát triển những dịch vụ chia sẻ xe công nghệ, tăng cường số lượng cư trú hiện nay trong tỉnh. Nhân rộng cho mọi người biết đến loại hình này để dần phục hồi và phát triển kinh tế chia sẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thứ ba, tổ chức kết nối với khách hàng bằng nhiều phương tiện khác nhau nhằm thúc đẩy ý định tham gia vào loại hình kinh tế chia sẻ.
Thứ tư, xây dựng được hình ảnh thương hiệu, quy mô của mô hình kinh tế chia sẻ tại Bến tre tạo niềm tin trong lòng khách hàng.
Thứ năm, các công ty viễn thông (nhà mạng) cần hợp tác và phối hợp chặt chẽ, chia sẻ dữ liệu với nhau.
Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai
Do đề tài được nghiên cứu trong điều kiện giới hạn về thời gian, nên nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn TP. HCM với phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phỏng vấn trên điện thoại và qua google form) với cỡ mẫu còn hạn chế. Tác giả đề xuất nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn và phỏng vấn sâu trực tiếp (face to face) tại tỉnh Bến Tre để có thể giải thích thỏa đáng tất cả thắc mắc để đáp viên có thể hiểu rõ và trả lời có độ tin cậy cao hơn. Nghiên cứu tương lai sẽ cung cấp hướng dẫn tổ chức thực hiện, triển khai mô hình kinh tế chia sẻ cho ngành du lịch tỉnh Bến tre.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã mô tả được tổng quan và tiềm năng du lịch của tỉnh Bến tre. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định nền kinh tế chia sẻ bao gồm các bên liên quan nào và họ quan tâm đến những vấn đề gì? Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình kinh tế chia sẻ và đề xuất một số giải pháp để triển khai mô hình này một cách rộng rãi. Các nền tảng trực tuyến đang ngày càng thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của hệ thống du lịch. Như cuộc thảo luận về chỗ ở trong bài viết này đã chỉ ra, bằng chứng cho thấy rằng các nền tảng trong nền kinh tế chia sẻ quản lý càng tăng công suất chỗ ở trên toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Phạm Khánh Nam (2021). Mô hình kinh tế chia sẻ: các vấn đề quản lý ở Việt Nam. In Kinh tế Việt Nam trên con đường chuyển đổi số. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Hồng Quân (2020), Khía cạnh pháp lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ: nghiên cứu thực tiễn qua mô hình chia sẻ phòng lưu trú Airbnb.
Tiếng Anh
Vergragt, P. J., Dendler, L., de Jong, M., & Matus, K. (2016). Transitions to sustainable consumption and production in cities. Journal of Cleaner Production, 134,1-12. doi:10.1016/j.jclepro.2016.05.050
Botsman, R., & Rogers, R. (2011). What’s mine is yours: How collaborative consumption is changing our lives. London: Collins.
Martin, C. J. (2016). The sharing economy: A pathway to sustainability or a nightmarish form of neoliberal capitalism? Ecological Economics, 121,149-159. doi:10.1016/j.ecolecon.2015.11.027
United Nations (2018). About the Sustainable Development Goals. Retrieved from https://www. un.org/sustainable- development/sustainable-development-goals/ Accessed 3 October 2018.
Website
https://aita.gov.vn/tac-dong-cua-cac-loai-hinh-kinh-te-chia-se-toi-phat-trien-thi-truong-kinh-te-so-viet-nam-truy cập ngày 10/04/2023
https://future.ueh.edu.vn/chi-tiet-knowlege/podcast-mo-hinh-kinh-te-chia-se-cac-van-de-quan-ly-o-viet-nam/ truy cập ngày 10/04/2023
https://aita.gov.vn/tac-dong-cua-cac-loai-hinh-kinh-te-chia-se-toi-phat-trien-thi-truong-kinh-te-so-viet-nam- truy cập ngày 10/04/2023
https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/ben-tre-ra-mat-ung-dung-cong-nghe-trong-phat-trien-du-lich-thong-minh-20220418191007541.htm. truy cập ngày 10/04/2023