Dự án Pi có phải chỉ là để ăn tiền quảng cáo?

Mục lục

Đây có lẽ là một trong những luận điệu được Anti-Pi nhai đi nhai lại nhiều nhất trong những năm qua, vậy chúng ta có phản bác được không? Hãy cùng nhau đi sâu phân tích vấn đề nào.

1) Chi phí chi trả nhân lực Pi CT:

Hiện tại Pi Coreteam (Pi CT) đang có khoảng 30 người, tất cả những người này đều công khai danh tính thông qua tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng, các Video In-App, và cuộc thi Pi Hackathon diễn ra vào năm ngoái. Ngoài TS Nicolas và TS CFan là trái tim dự án thì những nhân vật còn lại đa phần đều là sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH hàng đầu bên Mỹ, đặc biệt từ ngay chính từ ĐH Stanford, nơi TS Nicolas và TS CFan nhận bằng Tiến Sỹ. Phần đa những người này là những cá nhân xuất sắc được nhặt ra từ lớp dạy về Blockchain mà TS Nicolas trực tiếp đứng giảng.

Do ĐH Stanford là trường top đầu bên Mỹ nên sinh viên tốt nghiệp từ đây ra, đặc biệt là về ngành công nghệ thông tin có mức lương trung bình sau khi ra trường ~$100k/năm. Như vậy tính sơ sơ nguyên chi phí nuôi bộ máy Pi CT đã ngốn không dưới 2 triệu đô la mỗi năm.

2) Chi phí thuê máy chủ:

– Hiện tại Pi CT đang thuê dịch vụ máy chủ ảo của công ty Digital Ocean để xử lý các thuật toán đòi hỏi hiệu năng tính toán rất cao. Điển hình nhất là 3 Supernode đang vận hành Pi Testnet và kể cả Pi Mainnet. Pi Node ae cắm suốt 2 năm qua thực ra là cung cấp Pi CT số liệu để hiệu chỉnh, cũng như đánh giá “độ trung thành” của ae, chứ chưa tham gia vào bất kì giao thức đồng thuận nào cả. Tất cả mọi tác vụ khó nhất, nặng nhất, vẫn là 3 Supernode của Pi CT cân hết.

Đọc thêm:  Sẵn sàng chinh phục: Bitget KCGI 2024 đang diễn ra

– Ngoài ra máy chủ Pi CT còn phải xử lý lượng dữ liệu khổng lồ từ hơn 35 triệu người thường xuyên “điểm danh”, và thuật toán KYC định danh cho tất cả user sử dụng những công nghệ AI tiên tiến nhất. Chạy AI với dữ liệu lớn cực kì ngốn nhiều tài nguyên tính toán.

– Với những yêu cầu như trên, chi phí thuê máy chủ không dưới vài chục nghìn đô một tháng, thậm chí có thể lên tới cả trăm nghìn đô. Ai làm về IT thừa hiểu việc này.

3) Chi phí trả thưởng Pi Hackathon:

Năm ngoái cuộc thi Pi Hackathon tiêu tốn của Pi CT $100k cho tất cả các giải thưởng.

4) Chi phí KYC cho Yoti:

Cũng trong năm ngoái, khi chưa tự phát triển được thuật toán KYC phi tập trung, Pi CT đã phải trả ~$200k cho công ty Yoti để KYC cho 200k người tiên phong.

5) Vậy chi phí kiếm từ quảng cáo thì sao?

– Bắt đầu câu chuyện vào khoảng đầu năm 2020, lúc đấy dự án Pi còn rất mới mẻ, Pi CT còn “nghèo”, chưa có các khoản đầu tư (bàn về việc nhà đầu tư rót tiền vào dự án Pi sẽ nói trong stt khác), do vậy Pi CT có làm khảo sát hỏi ý kiến cộng đồng xem có thể chạy QC để hỗ trợ Pi CT trả một phần chi phí thuê máy chủ không. Lúc đó những người tham gia chưa đông như hiện nay và đều nhìn ra tiềm năng dự án từ thuở đơn bào nên dĩ nhiên đều vote Yes.

– Để cho công tâm, Pi CT có thêm chức năng tắt quảng cáo trong Profile để người dùng tự quyết định có muốn ủng hộ hay không, chứ không bắt ép bất kì ai phải xem QC.

Đọc thêm:  Thẻ Combo Hàng Ngày của Hamster Kombat cho ngày 13-14 tháng 9 năm 2024 cùng Bitget

– Pi phổ biến hơn ở các nước đang phát triển nên thực ra chi phí kiếm được từ xem quảng cáo không đáng là bao. Phần đa ae sau này tham gia Pi do mơ kiếm tiền nhanh nên cũng đều mặc định tắt hết QC chứ chẳng được mấy ông xem hết các QC ngày này qua tháng khác. Số lượng người tham gia vào dự án Pi tăng tuyến tính, gần đây mới đạt con số trên 35 triệu, chứ không phải ngay từ đầu đã được vậy. Do đó tiền kiếm được từ QC trên app thực tế còn không đủ để chi trả chỉ riêng cho chi phí thuê máy chủ.

– Rất nhiều dự án bẩn ăn theo Pi để kiếm tiền QC như Bee Network, One Network,… đều đã chết sặc nước vì tiền QC chẳng thấm được vào đâu so với các chi phí vận hành khác.

Tóm lai giả sử dự án Pi thất bại thì người chịu thiệt hại lớn nhất là TS Nicolas và TS CFan chứ không phải cộng đồng. Vậy nên mấy bố Anti-Pi lấy luận điệu này ra để ném đá Pi có thể nói tư duy chắc còn thua mấy bạn học sinh lớp chồi mầm.

Nguồn: CK Capital

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số – Nghiên cứu khoa học và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain tới đối tượng là nhà nghiên cứu và những cá nhân khác quan tâm tới những lĩnh vực này.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending