DU LỊCH THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
ThS. Dương Thị Loan
Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến,
Email : loandt@vhu.edu.vn
Tóm tắt: Nghiên cứu chỉ ra quan niệm về du lịch thông minh, nhận định rằng du lịch thông minh sẽ là xu hướng trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra. Nghiên cứu cũng chỉ ra những tiềm năng và thực trạng, những vấn đề đặt ra với phát triển của Bến Tre trong phát triển du lịch thông minh, đưa ra những nhận đinh, cơ hội và thác thức khi triển khai du lịch thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 diễn ra.
Từ khóa: Du lịch Bến Tre, Du lịch thông minh, Công nghiệp 4.0.
Abstract: The study shows the concept of smart tourism, stating that smart tourism will be a trend in the context of the ongoing 4.0 revolution. The study also points out the potentials, realities, and problems with the development of Ben Tre province in smart tourism development, giving judgments, opportunities and challenges when implementing smart tourism in the context of the 4.0 revolution.
Keywords: Ben Tre Tourism, Smart Tourism, Industry 4.0
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch thông minh đã và đang là xu thế phát triển trên toàn cầu, du lịch thông minh còn là thành tựu của việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Việc phát triển của cách mạng 4.0 đã đang thôi thúc sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của loại hình này, hiện nay các quốc gia trên thế giới đã đưa du lịch thông minh vào để làm chuyển biến ngành du lịch của họ. Bên cạnh các yếu tố về mặt thuận lợi, thì tính tiện ích của du lịch thông minh là một vấn đề không thể bỏ qua. Nhiều thành phố trên thế giới đã ứng dụng công nghệ vào phục vụ khách du lịch, từ việc đặt các dịch vụ tại khách sạn, nhà hàng, cấp visa, mua vé máy bay, tìm đường, lựa chọn điểm đến. Du lịch thông minh hiện đang là xu hướng phổ biến trên toàn cầu và được đại đa số khách hàng ưa chuộng do tính tiện lợi và tiện ích của nó mang lại.
Trong khi đó ở Việt Nam do quá trình công nghiệp 4.0 phát triển chậm các nước trên thế giới, vì nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập, nên du lịch thông minh vẫn còn là một khái niệm mới, nhưng cũng đã dần được áp dụng vào một số lĩnh vực của xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Trong thời gian vừa qua Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, phát triển du lịch thông minh dựa trên định hướng phát triển cụ thể mà nhà nước đã và đang hướng tới và ban hành. Tuy nhiên, với tốc độ thực trạng hiện nay để đưa du lịch thông mình áp dụng vào phát triển du lịch tại tỉnh Bến là một vấn đề cần được nhìn nhận, bởi những thách thức và cơ hội khi cuộc cách mạng 4.0 đổ bộ. Nghiên cứu “Du lịch thông minh trong bối cảnh công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức đối với tỉnh Bến Tre” sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn khách quan hơn, tạo điều kiện cho tỉnh Bến Tre phát triển du lịch theo xu thế công nghiệp 4.0 và đúng hướng trong thời gian tới.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Với sự phát triển của xu thế 4.0 hiện nay thì du lịch thông minh được xem là sự tiến bộ đáng chú ý của ngành du lịch, vì nó đặt dấu ấn quan trọng cho sự đột phá mà cụ thể chính là sự chuyển dịch từ du lịch truyền thống dịch chuyển qua du lịch điện tử. Đây cũng chính là định hướng của các quốc gia trên thế giới về việc định hướng nền kinh tế theo hướng thông minh và áp dụng khoa học kỹ thuật. Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch, các địa phương nới có những tiềm năng về phát triển du lịch cũng đã áp dụng công nghệ thông tin vào du lịch như đặt phòng, thanh toán, chăm sóc khách hàng… Khách hàng hiện nay, cũng đã dần thay đổi theo hướng thuận tiện thay vì họ vẫn giữ các hình thức sử dụng sản phẩm du lịch truyền thống như trước. Với sự thay đổi này đòi hỏi các địa phương, công ty du lịch và ngành du lịch cũng phải bắt kịp xu thế để thích ứng và mở ra thời kỳ mới cho ngành du lịch phát triển trong thời gian tới.
Công nghiệp 4.0 được xem là một bước đột phá của nhân loại khi mà sự ra đời của nó được xem là thay đổi diện mạo của các ngành nghề trên thế giới, tác động qua lại của công nghệ thông tin và truyền thông và đặc biệt là Internet trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau đã trở thành một hiện tượng mà các chuyên gia đã coi đó là cuộc cách mạng lần thứ 4. Mục đích ra đời của công nghệ 4.0 là để cách mạng hóa ngành công nghiệp thông qua các nhà máy thông minh, cho phép quá trình sản xuất, phân phối, phân bổ nguồn lực hiệu quả và đồng bộ các quá trình trong các khâu thông qua máy móc và phần mềm cá nhân.
Khái niệm 4.0 bắt nguồn từ một dự án của chính phủ Đức nhằm thức đẩy việc số hóa hoặc tin học hóa, người ta hi vọng rằng việc việc thực hiện chiến lược công nghiệp 4.0 có thể giúp cho nền kinh tế của đức tăng lên 267 tỷ euro (Heng, S. 2014). Nhưng trên thức tế thì công nghiệp 4.0 này không chỉ áp dụng cho Đức, trên thực tế công nghiệp 4.0 đang trở thành một chiến lược chung cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, và nó đang được thảo luận bởi một số nhà nghiên cứu trong bối cảnh và nền kinh tế khác nhau (Saldivar và cộng sự, 2016; Ang và cộng sự, 2016). Nền kinh tế ngày nay đang hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc trưng bởi việc sử dụng các hệ thống vật lý không gian mạng, các nhà máy thông minh và đổi mới dịch vụ (Lee và sộng sự, 2014).
Khái niệm Công nghiệp 4.0 là một sự kiện hợp nhất, và trở thành một cột mốc mới trong phát triển công nghiệp, chắc chắn sẽ đặt ra những thay đổi đáng kể trong cách sản xuất và thương mại trong những năm tới. Sự thay đổi mô hình này tạo ra một cơ hội phát triển vượt bậc về sản xuất, công nghệ thông tin và truyền thông. Với sự ra đời của công nghiệp 4.0 thì việc ngành du lịch áp dụng nó để tăng trưởng là một vấn đề cần thiết cho giai đoạn hiện nay.
Du lịch thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới hiện này khái niệm này vẫn chưa có sự đồng nhất nó tùy theo từng góc độ của các nhà nghiên cứu.
Tổ chức du lịch thông minh ở Anh (2011), cũng đưa ra khái niệm về du lịch thông minh và xem việc sử dụng và ứng dụng công nghệ vào trong hoặt động du lịch được xem là du lịch thông minh.
Ning Wang (2014) thì cho rằng, khái niệm du lịch thông minh bắt nguồn từ thuật ngữ “Hành tinh thông minh hơn” (smarter planet) là nền tảng quản lý du lịch thông minh, sử dụng tài nguyên du lịch của quốc gia, với sự trợ giúp của điện toán đám mây và công nghệ mạng, quản lý du lịch một cách thống nhất, thông minh, chuyên sâu, cải thiện việc ra quyết định quản lý tài nguyên du lịch, mở rộng lĩnh vực dịch vụ liên quan đến ngành du lịch, định hướng du lịch, định hướng “lữ hành, lưu trú, ẩm thực, mua sắm và giải trí”, phát triển các loại hình liên kết ngành liên quan; sử dụng công nghệ mạng, đặt nhiều loại thiết bị cảm biến trong các loại tài nguyên du lịch, các nguồn tài nguyên du lịch cho nhận diện, tài sản, trạng thái, vị trí,…

Nguồn: Ning Wang (2014
Li, Y., và cộng sự (2017), đưa ra khái niệm du lịch thông minh là dịch vụ thông tin du lịch phổ biến mà khách du lịch nhận được trong quá trình tham quan. Dịch vụ thông tin du lịch là tổng hòa các thuộc tính chung của du lịch thông minh. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ thông tin đều thuộc phạm vi của du lịch thông minh. Chỉ dịch vụ thông tin du lịch phổ biến, được cung cấp cho từng khách du lịch thông qua các sáng kiến dựa trên các yêu cầu đặc biệt của những cá nhân đó, mới có thể được gọi là du lịch thông minh. Tính logic vốn có của du lịch thông minh như sau: cấp độ đầu tiên là du lịch thông minh là một loại hình dịch vụ thông tin du lịch thể hiện các thuộc tính cơ bản của du lịch thông minh; cấp độ thứ hai là tour du lịch thông minh là một dịch vụ thông tin du lịch phổ biến, có nghĩa là du lịch thông minh không phải là dịch vụ thông tin tour du lịch thông thường, mà là thông tin phổ biến có sẵn cho khách du lịch mọi lúc, mọi nơi và trên cơ sở bất kỳ yêu cầu cá nhân nào. Cấp độ thứ ba là du lịch thông minh là dịch vụ thông tin phổ biến được cung cấp cho các khách du lịch riêng lẻ chứ không phải cho các nhóm du lịch; và cấp độ thứ tư là du lịch thông minh là một dịch vụ thông tin du lịch mang tính cách mạng, được kết hợp, hợp tác, tối ưu hóa và cải tiến trong các hoạt động du lịch dưới dạng các quy trình phổ biến, không gian và thời gian, phương tiện, phương hướng, thiết bị đầu cuối và tổ chức.
Gretzel và cộng sự, (2015), du lịch thông minh được định nghĩa là du lịch được hỗ trợ bởi các nỗ lực tích hợp tại một điểm đến để thu thập và tổng hợp dữ liệu từ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết nối xã hội, chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức khác, con người để chuyển đổi dữ liệu này bằng các công cụ phân tích tiên tiến thành các trải nghiệm có ý nghĩa và các đề xuất giá trị kinh doanh tập trung rõ ràng vào hiệu quả, tính bền vững và gia tăng kinh nghiệm. Tác giả cũng đưa ra các thành phần của du lịch thông minh.
Nói cách khác thì du lịch thông minh là một khía cạnh khá mới mẻ và cần có cách nhìn khách quan, nó được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông, giúp nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp có sự tương tác với khách hàng, cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng phải được đồng bộ hóa, công nghệ hóa thì mới phát huy được tiềm năng và giá trị.
Nghị quyết 08 của Bộ chính trị thì đến năm 2020 ngành du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, đồng bộ, thu hút được 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, và 82 triệu lượt khách nội địa, đóng góp 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD và 4 triệu việc làm, trong đó 1.6 triệu việc làm trực tiếp. Thủ tướng Chính Phủ cũng đã ký và cho ban hành chỉ thị 16/CT-TTg vào ngày 4/4/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nêu rõ yêu cầu của du lịch Việt Nam chính là đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh. Với sự ra đời các chủ tương trên thì chính là một định hướng phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam nhằm tạo ra các bước đột phá để thu hút và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch và khẳng định vị thế. Du lịch thông minh phát triển đồng nghĩa với việc sẽ kéo theo các nguồn lực tập trung vào để đáp ứng, nhất là cần đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nguồn dữ liệu và chia sẽ thông tin từ cấp trung ương đến địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch Việt Nam, cũng như tại tỉnh Bến Tre.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý thông tin: Thu thập các tài liệu thứ cấp, các báo cáo khoa học đã công bố trước đó, các số liệu du lịch qua các năm của tỉnh Bến Tre.
Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Bến Tre, các điểm hoạt động du lịch tiến hành quan sát, ghi nhận các hoạt động du lịch, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm thu thập các thông tin, các số liệu liên quan đến hiện trạng khai thác du lịch du lịch.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này là nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng đất này được hình thành bởi 3 cù lao bao gồm: Cù Lao Minh, Cù Lao Bảo và Cù Lao An Hóa. Bến Tre có diện tích là Bến Tre có diện tích tự nhiên 2.360,2 km2, tiếp giáp với biển Đông và có bờ biển dài 65 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh, thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Tỉnh nằm nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Với những điều kiện trên, sẽ có điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển trên địa bàn.
4.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
4.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Bến Tre là vùng đất trẻ có nhiều cửa biển, nằm ở cuối nguồn hệ sông lớn Cửu Long, nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới, nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền thực vật của miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he. Trên lãnh thổ Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh. Hơn nữa đôi bờ của các con sông là những cánh đồng đất đai màu mỡ, những vườn cây ăn trái sum suê, những xóm làng đông đúc dân cư, những bến sông, bến phà, chợ búa tấp nhập thuyền bè, tạo nên cảnh sắc của một vùng quê rộng lớn, trù phú và thơ mộng.
Bến Tre có chung đặc điểm văn hóa của miệt vườn Nam bộ, nhưng cũng có sắc thái riêng của ba đảo dừa xanh. Trong thời gian qua địa phương này bảo tồn và phát huy các sinh hoạt của cư dân xứ dừa, nhiều lễ hội, trò chơi dân gian, ca nhạc tài tử, những điệu hò của vùng sông nước, hát sắc bùa Phú Lễ và ẩm thực đặc thù của địa phương. Bên cạnh đó, địa phương còn được biết đến với một số khu đền thờ và lăng mộ cụ Đồ Chiểu, nơi an nghỉ của nhà thơ yêu nước cùng với cụ bà và người con gái Nguyễn Thị Ngọc Khuê người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo; đền thờ nhà nho – nhà giáo tiêu biểu của Nam bộ thế kỷ 18 Võ Trường Toản, người có những học trò nổi tiếng như: Phan Thanh Giản, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định… được tôn vinh là “Bách niên sư biểu”; đền thờ Nguyễn Ngọc Thăng người anh hùng thuộc thế hệ tham gia kháng chiến chống Pháp đầu tiên và đã hy sinh anh dũng; đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định; thăm Định Thủy – cái nôi của phong trào Đồng Khởi, là niềm tự hào của nhân dân Bến Tre.
4.2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Trong thời gian qua nhìn chung du lịch tỉnh bến tre đang trên đà phát triển và đạt được những kết quả nhất định, đây cũng là những tỉnh có mức độ tặng trưởng mạnh tại khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì tỉnh Bến Tre cũng có rất nhiều hạn chế, những điều này đã và đang làm cản trở quá trình tăng trưởng của ngành du lịch của tỉnh trong việc phát triển du lịch thông minh trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre thì Năm 2015, du lịch Bến Tre đạt được 1 triệu lượt khách và tổng doanh thu từ khách du lịch đạt gần 700 tỷ đồng. Đến năm 2018, lượng khách tăng bình quân 13%/năm, doanh thu tăng bình quân 23%/năm. Cùng với mức tăng chung của toàn ngành trên cả nước thì năm 2019 lượng khách đến Bến Tre tăng tốc là 1.882.025 lượt, tăng 20% so cùng kỳ năm 2018 trong đó khách quốc tế đạt 796.186 lượt, chiếm 42,3%. Mức thu của hoạt động du lịch cũng có sự tăng trưởng đồng đều so với mức tăng của lượng khách như sau: Doanh thu từ khách du lịch năm 2018 là 1.329 tỷ đồng, năm 2019 là 1.791 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ – một con số ấn tượng và không phải địa phương nào cũng có thể đạt được.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2020 do tình hình chung của địa dịch Covid-19 nên số lượng khách du lịch và doanh thu của tỉnh giảm sâu, đây cũng là viễn cảnh chung của toàn ngành du lịch trong cả nước và thế giới gặp phải khi sự tàn phá của thảm họa về dịch bệnh. Giai đoạn 2022 tổng khách du lịch đến Bến Tre đạt trên 1.285 ngàn lượt, tăng 445% so cùng kỳ, giảm 32% so năm 2019 khách nội địa đạt trên 1.193 ngàn lượt tăng 407% so cùng kỳ năm 2021, trong đó khách quốc tế đạt 91.569 lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 1.558 tỷ đồng, tăng 544% nhưng vẫn giảm 19% so năm 2019.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang thực hiện nâng cấp cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan ban ngành tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cơ sở kinh doanh, từng bước hình thành nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mang nét riêng của Bến Tre. Tỉnh hiện có 19 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong đó, có 8 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 11 doanh nghiệp lữ hành nội địa, Có 89 cơ sở lưu trú với công suất trên 1.500 phòng có sức chứa khoảng 3.000 khách, 130 cơ sở ăn uống với khoảng 35 ngàn chỗ ngồi và có 6 cơ sở đạt chuẩn. Toàn tỉnh có 39 khu, điểm du lịch, điểm đến tham quan du lịch.
Với thực trạng về như đã nêu trên thì tỉnh Bến Tre cần có nhiều kế hoạch, nhiều định hướng mang tính đồng bộ để có thể phát triển du lịch thông minh trong xu thế công nghiệp 4.0 ở giai đoạn hiện nay.
4.3. Những vấn đề đặt ra với phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Bến Tre trong xu thế công nghiệp 4.0
Qua việc phân tích và đánh giá những tiền năng và thực trạng của du lịch tỉnh Bến Tre như đã nêu trên, thì quá trình phát triển du lịch thông minh tại địa phương này sẽ có những vấn đề cần quan tâm như sau:
Thứ nhất: Bến Tre là địa phương có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng, nơi đây có điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế và nội địa. Đây chính là cơ sở để triển khai du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút và phục vụ khách du lịch thông minh trong thời gian tới, nhất là trong xu thế 4.0 như hiện nay.
Thứ hai: Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Bến Tre mặc dù được đầu tư trong thời gian qua những vẫn còn rất nhiều bất cập để phát triển du lịch thông minh, vì theo nguyên tắc phát triển du lịch thông minh thì yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, hạ tầng của địa phương còn thiếu đồng bộ, việc này cũng cản trở quá trình đầu tư và phát triển du lịch thông minh. Đây cũng là một vấn đề thách thức cho tỉnh khi cần phải đầu tư và nâng cấp về cơ sở hạ tầng thì mới có thể triển khai được du lịch thông minh trên địa bàn.
Thứ tư: Trong thời gian qua tỉnh Bến Tre đã có nhiều định hướng phát triển du lịch gắn với điều kiện và tiềm lực của địa phương nói chung và du lịch thông minh nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản và trở ngại, hơn nữa còn thiếu tính đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành, cũng như sự liên kết giữa các ngành nghề có liên quan mật thiết đến ngành du lịch.
Thứ 5: Hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông kết nối giữa các khu và điểm du lịch vẫn chưa được đầu tư và nâng cấp, đây chính là yếu tố mấu chốt để du lịch thông minh được triển khai trên tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
4.4. Cơ hội và thách thức đối với du lịch tỉnh Bến Tre trong bối cảnh công nghiệp 4.0
Áp dụng, xây dựng mô hình du lịch thông minh tại bến Tre hiện nay là cần thực hiện để bắt kịp với xu hướng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong và ngoài nước. Đồng thời giúp khách hàng thực hiện tìm kiếm thông tin và hiễu rõ hơn những điểm đến, giá trị nổi bật của điểm đến bao gồm: lưu trú, ăn uống, tự đặt phòng, tham quan thông qua kết nối mạng và hệ thống Internet, trải nghiệp các nhu cầu du lịch theo sở thích và cá nhân của mình mong muốn. Mô hình du lịch thông minh sẽ tạo ra các điểm đến thông minh và tạo ra sự tương tác, dễ tiếp cận, cung cấp nhiều tiện ích hơn tới khách hàng.
Tỉnh Bến Tre cho tới giai đoạn hiện tại đã bắt kịp những định hướng phát triển du lịch của Việt Nam đó là du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch theo hướng bền vững dựa vào những điều kiện đặc thù của địa phương. Trong thời gian qua chính phủ đã có những định hướng và nhận thấy cơ hội lớn từ ngành du lịch nó mang lại, cũng như đón đầu được xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 nên đã có những đầu tư cơ bản và phát triển hạ tầng du lịch. Các chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình thu hút khách du lịch đến với Việt Nam và đây chính là cơ hội để cho Bến Tre có những kế hoạch phát triển du thông minh để đón đầu xu hướng cũng như số lượng khách quốc tế trong thời gian tới.
Hiện nay, các tỉnh ở khu vực ĐBSCL phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên, nhưng điều kiện tự nhiên ở các tỉnh ở khu vực này lại quá tương đồng và không có quá nhiều sự khác biệt. Do đó khi đẩy nhanh công nghệ thông tin vào việc phục vụ khai thác tại các điểm đến sẽ tạo hấp dẫn hơn so với các cách làm theo hướng truyền thống. Ngoài ra, với cách làm này sẽ giúp tỉnh Bến Tre vượt qua thách thức về năng lực cốt lõi đó là giống nhau về mặt sản phẩm, nhưng cách làm thì khác biệt và có tính đột phá hơn so với các tỉnh trong các khu vực lân cận nhằm tạo ra sự khác biệt hóa.
Một thách thức nữa mà các tỉnh ĐBSCL nói chung, Bến Tre nói riêng đó là sản phẩm du lịch của hầu hết các tỉnh đều tương đồng giống nhau, điều này vô tình tạo ra những sự cạnh tranh khốc liệt nếu không có sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong thời gian vừa qua nền kinh tế của Việt Nam và thế giới có nhiều biến chuyển theo xu hướng không mấy khả quan, nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam không tăng điều này cũng đễ hiểu khi nhận loại vừa trải qua đại dịch Covid
Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng tới số lượng khách đến với Bến Tre trong thời gian tới, đây chính là một thách thức khi nguồn thu của ngành du lịch bị giảm sút. Khi đó kinh phí để thực hiện đầu tư cho du lịch nói chung và du lịch thông minh sẽ gặp nhiều bất lợi, làm chậm lại quá trình đầu tư và phát triển cho du lịch thông minh. Vì vậy, vấn đề của ngành du lịch tỉnh Bến Tre chính là cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, nhận biết những cơ hội, vượt qua những thách thức để bắt kịp và triển khai du lịch thông minh trên địa bàn với xu thế công nghiệp 4.0 đang diễn ra mãnh mẽ như hiện nay.
5. KẾT LUẬN
Du lịch thông minh là một vấn đề cần thiết và cấp bách trong xu thế bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hầu hết trên thế giới, nó liên quan mật thiết đến rất nhiều lĩnh vực trong đó du lịch cũng không phải ngoại lệ. Phát triển du lịch thông minh sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam và các địa phương. Hiện nay, do nhu cầu của cơ chế thì trường nên du lịch thông minh đã gần như hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực. trong du lịch cũng đã ứng dụng vào một số khâu như: đặt phòng, thực tế ảo, phủ sóng mạng hầu hết các điểm du lịch… Du lịch tỉnh Bến Tre thời gian qua đã đạt được một số hiệu quả nhất định cả về lượng khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật.
Hiện nay với tiềm năng du lịch của Bến Tre rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch, tuy nhiên sản phẩm du lịch có sự tương đồng và trùng lắp với các địa phương lân cận, vì thế việc áp dụng du lịch thông minh có thể giúp địa phương tạo sự khác biệt cũng như điểm nhấn nhằm tạo sự cạnh tranh. Khuynh hướng phát triển du lịch thông minh tại Bến Tre là một bước đi mang tầm chiến lươc, tạo ra nhiều cơ hội cho tỉnh những cũng có những thách thức và đòi hỏi ngành du lịch tỉnh Bến Tre phải có sự đầu tư, nâng cấp công nghệ, đẩy mạnh truyền thông và điểm đến thông minh, hệ sinh thái thông minh, trải nghiệp thông minh để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong xu thế 4.0 như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, (2019), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020
- Tỉnh ủy Bến Tre, (2017). Chương trình Hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Tỉnh ủy Bến Tre về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, (2019), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre.
- Ang, J.H.; Goh, C.; Li, Y. (2016), Smart design for ships in a smart product through-life and industry 4.0 environments. In Proceedings of the 2016 IEEE Congress on Evolutionary Computation (CEC), Vancouver, BC, Canada, p. 5301-5308.
- Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015). Smart tourism: Foundations and developments. Electronic Markets, 25(3), 179-188
- Heng, S (2014), Industry 4.0: Huge Potential for Value Creation Waiting to be Tapped; Deutsche Bank Research: London, UK.
- Lee, J.; Kao, H.-A.; Yang, S. (2014), Service innovation and smart analytics for industry 4.0 and big data environment, Procedia CIRP 2014, Volume 16, p.3-8.
- Liu, W, Zhong, L., Ip, C. and Leung, D. (2011), Ananalysis of research on tourism information technology: The case of ENTER proceedings, In: Law, R. Fuchs, M. and Ricci, F. (eds.) Information and communication technologies in tourism 2011, Vienna: Springer, 294-304.
- Saldivar, A.A.F.; Goh, C.S.; Chen, W.-N.; Li, Y. (2016), Self-organizing tool for smart design with predictive customer needs and wants to realize industry 4.0. In Proceedings of the IEEE Congress on Evolutionary Computation (CEC), Vancouver, BC, Canada.
- Wang, N. (2014). Research on Construction of Smart Tourism Perception System and Management Platform. Applied Mechanics and Materials, 687-691, 1745-1748. doi:10.4028/www.scientific.net/ 687-691.1745.