Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, sản phẩm hàng hoá/dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú, buôn bán ngày nay không bị giới hạn trong phạm vi một ranh giới địa lý nào cả, mà có tính toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu hướng phát triển chủ yếu trong các quan hệ quốc tế trên tất cả các phương diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thông qua các cam kết, các hiệp định. Việt Nam đã trở thành các thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, tham gia vào CPTPP…, các định chế quốc tế sẽ thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, công nghệ và lao động, nhất là lao động có kỹ năng có cơ hội di chuyển trong thị trường lao động của khối AEC. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các nước ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp…là những công cụ quan trọng cho việc tự do di chuyển lao động có chất lượng, có kỹ năng. Xuất khẩu tăng được xem là yếu tố quan trọng để tạo việc làm. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt nam cũng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế và tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.

Hàng ngày, chúng ta có thể nhìn và tiếp xúc với hàng loạt thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng thế giới ở nhiều lĩnh vực như tiêu dùng, dịch vụ, xây dựng… Đó chính là biểu hiện của hoạt động kinh doanh quốc tế từ những công ty, tập đoàn xuyên quốc gia thông qua mua bán. Xu hướng phát triển chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng trên thế giới thuộc ngành kinh doanh quốc tế ngày càng tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2016 mức tăng trưởng ngành logistics trên thế giới luôn giữ ở mức cao khoảng 6,54%/ năm đạt mức 8,2 nghìn tỷ USD, đến năm 2024 dự báo mức doanh thu ngành logistics sẽ đạt 15,5 nghìn tỷ USD. Ở Việt Nam hiện có khoảng

3000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics, trong đó có khoảng 70% doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, doanh thu ngành logistics của Việt Nam tăng trưởng mức 20%/ năm, cao gấp 3 lần so với mức tăng trưởng ngành logistics của thế giới. Dự báo vào năm 2025, ngành logistics của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 24%-25%/ năm; Và dự báo đến năm 2030, ngành logistics của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 30%/ năm.

Tuy nhiên, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là sự tác động của dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu, bên cạnh những cơ hội lớn mang lại, ngành Logistics Việt Nam sẽ phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp logistics phải nắm rõ để có giải pháp điều chỉnh phù hợp tình hình mới.

Đứng trước bối cảnh đó, cần phải tập trung nghiên cứu các xu hướng phát triển, các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vưc thương mại điện tử, logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong trong bối cảnh kinh doanh xuyên biên giới, khu vực hóa và toàn cầu hóa nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp nhận diện được các xu hướng nghiên cứu, các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm từ đó gợi ý những cách thức nhận diện xu hướng phát triển, các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, logistics và quản lý chuỗi cung ứng để vận dụng vào trong thực tiễn trong quản trị doanh nghiệp đối với ngành được đề cập một cách có hiệu quả.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TĂNG MẠNH – CƠ HỘI THÚC ĐẨY LOGISTICS VIỆT NAM PHÁT TRIỂN

Ths. Tăng Thị Bích Hiền

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HẬU COVID

Ths. Nguyễn Thị Bích Liên

CHUYỂN ĐỔI SỐ – ĐÒN BẨY THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Ths.Tăng Thị Bích Hiền

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TRONG DỊCH VỤ GIAO HÀNG CHUYỂN PHÁT NHANH

Th.S Lê Thị Minh Tiến

KẾT NỐI HẠ TẦNG – ĐIỂM NGHẼN CHO SỰ BỨC PHÁ LOGISTICS 4.0 VIỆT NAM

Ths Nguyễn Thanh Phi Vân

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA LOGISTICS 4.0 TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Hứa Văn Nghĩa, Trần Ngọc Thảo Vy, Nguyễn Thị Bích Diệu, Nguyễn Hoàng Phi Long, Lê Trần Băng Tuyền

Ý Định Tiếp Tục Sử Dụng Dịch Vụ Logistics Thương Mại Điện Tử: Kết Hợp Giữa Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ Và Chất Lượng Dịch Vụ Logistics

BIG DATA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ths. Võ Vương Bách

ỨNG DỤNG IOT (INTERNET OF THINGS) TRONG LOGISTICS – TỔNG QUÁT

ThS Phạm Thị Thùy Trang