Hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển của Web03

Mục lục

Tóm tắt: Ngày nay con người khó có thể hiểu được cuộc sống mà không có internet. World Wide Web (WWW) là phương tiện thông tin toàn cầu lớn nhất mà qua đó người dùng có thể đọc, ghi và chia sẻ dữ liệu thông qua các máy tính có kết nối internet. WWW đã có nhiều tiến bộ kể từ khi ra đời. Bài báo này cung cấp một ý tưởng ngắn gọn về những hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp có thể ứng dụng trong giai đoạn phát triển của Web3.0

Từ khóa: Website,Web1.0, Web2.0, Web3.0, Digital Marketing

1. Giới thiệu

Internet và website (web) là không đồng nghĩa, cả hai đều là hai thứ riêng biệt nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Internet chỉ đơn giản là một mạng lưới gồm hàng tỷ máy tính được kết nối với nhau trên toàn cầu tạo thành một mạng mà trong đó bất kỳ máy tính nào cũng có khả năng giao tiếp với bất kỳ máy tính nào khác. World Wide Web là cách truy cập thông tin qua phương tiện internet bằng cách hiển thị các trang web trên trình duyệt, thông tin được kết nối bằng các siêu liên kết, có thể chứa văn bản, đồ họa, âm thanh, video.

Web 1.0 là thế hệ đầu tiên của web, còn được gọi là web thông tin. Người dùng chỉ có thể đọc và chia sẻ thông tin trên các trang web, người ta cũng thường gọi những website này là “web tĩnh”. Khi các doanh nghiệp sử dụng Web1.0 để làm kênh thông tin cho các hoạt động Marketing của mình thì rất hạn chế vì không tương tác được với khách hàng, không biết được những thông tin mà doanh nghiệp đưa ra có hấp dẫn và mang lại lợi ích cho khách hàng hay không.

Web2.0 là nền tảng web đọc-ghi, nơi người dùng có thể giao tiếp với nhau, người ta cũng thường gọi những web dạng này là “web động”. Khi doanh nghiệp sử dụng Web2.0 làm kênh truyền thông cho các hoạt động Marketing của mình thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể tương tác với khách hàng, lắng nghe phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng để từ đó cải thiện các hoạt động Marketing của mình được hiệu quả hơn.

Web3.0 có thể được định nghĩa là web ngữ nghĩa, cá nhân hóa. Nó thay đổi web thành một ngôn ngữ mà hệ thống máy móc có thể đọc và phân loại chứ không phải con người.

Digital Marketing là hoạt động Marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu trên Internet, nhưng cũng bao gồm điện thoại di động, quảng cáo hiển thị hình ảnh và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào khác. Sự phát triển của digital marketing từ những năm 1990 và 2000 đã thay đổi cách các thương hiệu và doanh nghiệp sử dụng công nghệ để Marketing. Khi các nền tảng kỹ thuật số ngày càng được tích hợp vào các kế hoạch maketing và cuộc sống hàng ngày, và khi mọi người sử dụng thiết bị kỹ thuật số thay vì ghé thăm các cửa hàng vật lý, các chiến dịch Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả hơn.

2. Các hoạt động Digital Marketing phổ biến hiện nay

Các hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp hiện đang được phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến một số công cụ tiêu biểu như:

Email Marketing – Marketing qua thư điện tử

Các công ty sử dụng marketing qua email như một cách giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, chương trình giảm giá và sự kiện, cũng như hướng mọi người đến trang web của doanh nghiệp. Các loại email doanh nghiệp có thể gửi trong một chiến dịch marketing qua email bao gồm bản tin đăng ký Blog, Email theo dõi cho những khách truy cập trang web đã tải xuống nội dung nào đó, Email chào mừng khách hàng, Khuyến mãi cho các thành viên tham gia chương trình khách hàng thân thiết, Mẹo hoặc các chuỗi email tương tự để nuôi dưỡng khách hàng.

Pay-Per-Click Advertising (PPC) – Quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp

PPC là một phương pháp thu hút lưu lượng truy cập đến trang web của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp vào. Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Google Ad Words (quảng cáo từ khóa trên Google), cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với mức giá “cho mỗi lần nhấp chuột” vào các liên kết bạn đặt. Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC chủ yếu bao gồm Quảng cáo trả phí trên Facebook, Tweet được quảng cáo trên Twitter, Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn,…

Đọc thêm:  Ứng dụng mạng xã hội trong việc định hướng dư luận sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam

Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây là quá trình tối ưu hóa trang web để “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, do đó tăng lượng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (hoặc miễn phí) mà trang web của bạn nhận được.

Affiliated Marketing – Marketing liên kết

Đây là một loại quảng cáo dựa trên hiệu suất mà bạn nhận được hoa hồng cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của người khác trên trang web của bạn. Các kênh marketing liên kết có thể là các các chương trình đối tác của các trang thương mại điện tử như Amazon, Shopee,…khi khách hàng mua hàng từ các liên kết được tạo ra từ chương trình trên thì người quảng bá sẽ được nhận hoa hồng từ người bán hàng.

Social Media Marketing (SMM) – Marketing truyền thông xã hội

Phương pháp này quảng bá thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng trong marketing truyền thông xã hội bao gồm Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Zalo, Pinterest,…

Content Marketing – Marketing nội dung

Nó biểu thị việc tạo và quảng bá tài sản nội dung nhằm mục đích tạo nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng và khách hàng. Các kênh có thể đóng một vai trò trong chiến lược marketing nội dung của bạn bao gồm các bài đăng trên Blog, Sách điện tử (e-book) và sách trắng (whitepaper), Đồ họa thông tin (inforgraphic), Tài liệu quảng cáo trực tuyến,…

Marketing Automation – Marketing tự động hóa

Tự động hóa marketing đề cập đến phần mềm phục vụ để tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của bạn. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại mà họ thường làm theo cách thủ công, chẳng hạn như Bản tin email, Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội, Cập nhật danh sách liên hệ, Quy trình làm việc thu hút khách hàng tiềm năng, Theo dõi và báo cáo chiến dịch.

Online PR – PR trực tuyến

PR trực tuyến là thực hành đảm bảo phạm vi phủ sóng trực tuyến kiếm được bằng các ấn phẩm kỹ thuật số, blog và các trang web dựa trên nội dung khác. Nó giống như PR truyền thống, nhưng trong không gian trực tuyến. Các kênh bạn có thể sử dụng để tối đa hóa nỗ lực PR của mình bao gồm: Tiếp cận với phóng viên qua mạng xã hội, Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn, Thu hút các bình luận trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn.

3. Hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển của Web03

Các hoạt động Digital Marketing trong Web 3. 0 sẽ là sự kết hợp của nhiều loại công nghệ khác nhau vào trải nghiệm người dùng

Vì có sự tham gia mạnh mẽ của máy móc (bản chất là những công nghệ mới được tích hợp vào website) mà web3.0 trở nên mạnh mẽ hơn, chính vì thế mà các hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp cũng ngày càng hiệu quả hơn. Một số công nghệ đã làm thay đổi hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Các ứng dụng hẹp của AI đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi để tự động hóa các tác vụ thông thường trong một số ngành. Với AI, Google có thể đề xuất các tìm kiếm ngay khi bạn nhập từng chữ cái trên thanh tìm kiếm. Amazon áp dụng AI để các đề xuất về sách.

Đọc thêm:  Tầm quan trọng của mạng xã hội và web 3.0 đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp

Từ các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, lịch sử giao dịch và những dữ liệu hành vi khác, AI có thể nhóm khách hàng thành từng cụm, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện việc nhắm mục tiêu và phân khúc thị trường theo dữ liệu. Đây là nền tảng cho phép doanh nghiệp cung cấp khả năng tùy biến và cá nhân hóa trong đề xuất sản phẩm, định giá và các chiến dịch tiếp thị nội dung. Khi khách hàng phản hồi với những đề xuất này, máy tính sẽ tiếp tục học và điều chỉnh thuật toán của nó.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

NLP là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của AI, đặc biệt là những công nghệ đòi hỏi đầu vào là ngôn ngữ, chẳng hạn như trợ lý giọng nói.

Ứng dụng rộng rãi nhất của NLP là dành cho chatbot. Chat bot đang được sử dụng không chỉ để tư vấn mà còn để bán hàng. Các doanh nghiệp như Lyft, Sephora và Starbucks đã bắt đầu sử dụng chatbot để nhận đơn hàng và tương tác với khách hàng. Trong lĩnh vực B2B, các doanh nghiệp như Hubspot và RapidMiner áp dụng chatbox để đánh giá chất lượng và phân loại khách hàng tiềm năng đến các kênh phù hợp để tiếp tục chăm sóc. Sự phổ biến của các nền tảng nhắn tin trực tuyến như WhatsApp, Facebook Messenger và Wechat là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của chatbot. Cũng vì lý do này, con người kỳ vọng có thể giao tiếp với chatbot giống như cách họ trò chuyện với người khác.

Công nghệ cảm biến

Ngoài nhận dạng văn bản và giọng nói, máy tính cũng học từ nhận dạng hình ảnh và khuôn mặt. Sự phổ biến ngày càng gia tăng của hình ảnh và ảnh tự chụp (selfie) trong kỷ nguyên truyền thông xã hội đã thúc đẩy xu hướng này. Một các ngắn gọn, việc công nghệ nhận dạng hình ảnh làm là quét một hình ảnh và tìm trên web hoặc trong cơ sở dữ liệu những nội dung hình ảnh giống với hình ảnh đó. Là công cụ tìm kiếm hàng đầu, Google đã phát triển khả năng nhận dạng hình ảnh, nhờ đó người dùng có thể thực hiện các tìm kiếm bằng hình ảnh.

Ứng dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh là rất lớn. Ví dụ như khi duyệt qua hàng triệu bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể quét ảnh của những người mua và sử dụng thương hiệu của mình để gửi lời cảm ơn. Họ cũng có thể xác định những người đang sử dụng thương hiệu cạnh tranh và mời họ chuyển đổi. Cách quảng cáo nhắm mục tiêu cao này rất hiệu quả để nâng cao thị phần.

Thực tế hỗn hợp (MR)

Về khía cạnh đổi mới giao diện người dùng ba chiều, AR và VR – hoặc thực tế hỗn hợp (MR) – có sự phát triển nổi bật và nhiều triển vọng nhất trong việc xóa mờ ranh giới giữa thế giới vật lý và thế giới số.  Khả năng kết hợp cả thế giới số và thế giới thật là một yếu  tố thay đổi cuộc chơi trong Marketing. Nó đem đến khả năng vô tận trong việc cung cấp các nội dung Marketing hấp dẫn, chủ yếu vì MR bắt nguồn từ các trò chơi điện tử. MR hỗ trợ doanh nghiệp nhúng thêm thông tin và các câu chuyện vào sản phẩm một cách thú vị và hấp dẫn. Đổi lại, sản phẩm lúc này có thể tự giới thiệu một cách trực quan cho khách hàng về chính bản thân chúng và cách sử dụng chúng. Theo một cách nào đó, khách hàng giờ đây có thể “tiêu thụ” sản phẩm ngay trước khi quyết định mua nó. Ví dụ, các công ty du lịch sử dụng MR cung cấp trải nghiệm tham quan ảo trên website của để khuyến khích mọi người đến thăm điểm đến thực tế.

Đọc thêm:  Web1.0, Web2.0, Web3.0 và những hoạt động Digital Marketing tương ứng của doanh nghiệp

Internet kết nối vạn vật (IoT)

IoT là công nghệ kết nối các máy móc và thiết bị có giao tiếp với nhau. Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng IoT vào kinh doanh là Disney. Công viên giải trí này  tận dụng IoT để loại bỏ các trở ngại và tái định hình trải nghiệm của khách hàng tại công viên. Được tích hợp với website My Disney Experience, vòng đeo tay Magic Band của công viên này lưu trữ thông tin khách hàng và nhờ đó hoạt động như vé vào cửa, chìa khóa và phương thức thanh toán được kích hoạt tự động. Vòng đeo tay này liên tục giao tiếp với hàng ngàn cảm biến trong các chuyến xe, nhà hàng, cửa hàng và khách sạn thông qua công nghệ tần số vô tuyến. Nhân viên của Disney có thể giám sát hoạt động của khách hàng, dự đoán khách hàng đến trong tầm 12m và chủ động phục vụ họ. Hãy thử tưởng tưởng về việc bạn được chào đón bằng tên riêng mà chưa cần phải nói bất cứ gì. Dữ liệu thu thập được từ hoạt động của khách hàng rất có giá trị để thiết kế các đề xuất dựa trên vị trí hoặc giới thiệu các tuyến đường trong công viên tối ưu nhất cho khách trải nghiệm.

Công nghệ Blockchain

Bản chất lưu trữ hồ sơ minh bạch và an toàn của Blockchain là một yếu tố tiềm năng thay đổi cuộc chới cho hoạt động Marketing. IBM hợp tác với Unilever đã bắt tay vào một dự án Blockchain để tăng tín minh bạch trong việc đặt quảng cáo số. Hiệp hội các nhà quản cáo quốc gia Mỹ ước tính có 30% – 40% chi phí quảng cáo số đến được với người trực tiếp chạy quảng cáo trong khi phần còn lại rơi vào túi của các bên trung gian. Blockchain được sử dụng để theo dõi chuỗi giao dịch này từ nhà quảng cáo đến những người trực tiếp chạy quảng cáo và xác định các chỗ chưa hiệu quả. Một ứng dụng tương tự của Blockchain cũng có thể giúp khách hàng xác minh liệu các tuyên bố tiếp thị như thương mại công bằng và 100% hữu cơ có chính xác hay không thông qua việc lưu trữ hồ sơ sao dịch của chuỗi cung ứng.

Một lĩnh vực có thể triển khai khác là quản lý dữ liệu khách hàng. Ngày nay, dữ liệu khách hàng nằm rải rác ở nhiều doanh nghiệp và thương hiệu. Ví dụ, một khách hàng có thể tham gia vào hàng chục chương trình khách hàng thân thiết và chia sẻ thông tin cho nhiều bên. Bản chất phân mảnh khiến cho khách hàng khó tổng hợp điểm và làm cho chúng đủ lớn để có ý nghĩa. Blockchain có khả năng tích hợp nhiều chương trình khách hàng thân thiết lại và đồng thời làm giảm rào cản giao dịch trong đó.

4. Kết luận

Web2.0 là thế hệ website phổ biến nhất hiện nay và điều kiện cho các hoạt động Digital Marketing bùng nổ. Tùy nhu cầu của doanh nghiệp mà sẽ lựa chọn hình thức Digital Marketing phù hợp. Thế hệ web3.0 chính là thế hệ web tương lai bởi vì nó được sự hỗ bởi máy móc (hay các công nghệ tiên tiến) để giúp tăng trải nghiệm người dùng và giúp cho các kênh Digital Marketing được hoạt động một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do những công nghệ trong thế hệ web3.0 còn khá mới nên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ trình độ để ứng dụng, nhưng do nó là xu hướng của tương lại nên doanh nghiệp cần phải có kế hoạch để đào tạo cho đội ngũ nhân viên của mình để nắm bắt các công nghệ này và tìm cách áp dụng và các hoạt động Marketing của doanh nghiệp nói chung và hoạt động Digital Marketing nói riêng,

Tài liệu tham khảo

  1. George Lawton, 2007, “Web 2.0 Creates Security Challenges” Published by the IEEE Computer Society.
  2. Sareh Aghaei, M. Nematbakhsh, Hadi Khosravi Farsani, 2012, “EVOLUTION OF THE WORLD WIDE WEB: FROM WEB 1.0 TO WEB 4.0”, International Journal of Web & Semantic Technology (IJWesT) Vol.3, No.1.
  3. San, Murugesan, 2007, “Understanding Web 2.0”, Journal IT Professional.

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending