Nhân loại đang bị tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 một cách mạnh mẽ, đây là một xu hướng tất yếu mà không một quốc gia, dân tộc, doanh nghiệp nào có thể đứng ngoài cuộc nếu muốn tồn tại và phát triển.
Trong bối cảnh, Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ in 3D, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, người máy,…
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện đại của trí tuệ nhân tạo, tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong tất cả các ngành từ công nghiệp, sản xuất, dịch vụ và giải trí, tiêu dùng. Nó hàm chứa các hệ thống mạng vật lý siêu rộng (super broadband network), mạng internet kết nối vạn vật (Internet of Things), điện toán đám mây (cloud computing), công nghệ chuỗi-số (blockchain), …
Gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp, trong lĩnh vực Marketing các học giả sử dụng thuật ngữ Marketing 1.0, Marketing 2.0, Marketing 3.0 và Marketing 4.0 để mô tả sự phát triển của marketing trong từng thời kỳ. Trong đó, Marketing 1.0 diễn ra trong bối cảnh CMCN 1.0 với mục đích chính là tìm các biện pháp để tiêu thụ được nhiều sản phẩm sản xuất ra. Giai đoạn Marketing 2.0 diễn ra khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu của doanh nghiệp là định vị thị trường hiệu quả, thỏa mãn và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Giai đoạn Marketing 3.0, doanh nghiệp hướng tới giá trị tinh thần mà khách hàng tin tưởng, theo đuổi, và giải quyết các vấn đề trách nhiệm xã hội cũng như các giá trị nhân văn. Giai đoạn Marketing 4.0 là phương pháp tiếp cận Marketing kết hợp giữa các tương tác trực tuyến và trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình. Kết hợp thuần thục hai phương pháp kết nối giữa máy – máy và tiếp xúc trực tiếp người – người nhằm phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, cho đến cách chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu và tăng cường cam kết gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp để phù hợp với thời đại.
Theo Philip Kotler và cộng sự, Marketing 4.0 thúc đẩy chuyển dịch từ marketing 4P (sản phẩm – Product, giá cả – Price, phân phối – Place và xúc tiến hỗn hợp – Promotion) sang marketing 4C (đồng sáng tạo – Co-creation, định giá linh hoạt – Currency, cộng đồng – Community và thảo luận – Conversation).
Ngày nay trong kỷ nguyên kết nối, hành trình khách hàng trở nên phức tạp hơn nhờ sự kết hợp của mua hàng trực tuyến (online) và offline (trực tiếp). Do đó các điểm chạm không chỉ hình thành trên phương diện vật lý (physical) mà còn ở phương diện số (digital). Vì thế hai khái niệm bổ sung là “điểm chạm vật lý” (physical touch point) và “điểm chạm số” (digital touch point) được hình thành. Từ đây có thể vẽ bản đồ hành trình mua của khách hàng có nhiều điểm chạm hơn. Vì vậy việc quản lý các điểm chạm này khó khăn hơn trước đây.
Số điểm chạm tăng lên đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn. Cơ hội để doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức bị mất khách hàng cũ cũng tăng lên vì bất kỳ một điểm chạm nào làm khách hàng không hài lòng có thể dẫn tới việc mất khách hàng.
Làn sóng công nghệ 4.0 đã nhanh chóng lan truyền và ảnh hưởng lên các mặt của đời sống, kinh tế ở nhiều nơi. Trước sự thay đổi quá lớn trong cách thức con người giao tiếp, mua sắm, làm việc và giải trí chủ yếu dựa vào nền tảng của internet và các ứng dụng mới đã làm thay đổi rõ rệt cách thức kinh doanh của các công ty ngày nay. Do đó, việc nhìn nhận các cơ hội và thách thức của người làm marketing trong thời kỳ là vô cùng cần thiết để có thể thiết kế các chương trình marketing phù hợp trong thời kỳ mới.
Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 còn tạo ra thay đổi về nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ, đem lại cơ hội gia nhập các thị trường phi truyền thống mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác. Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hình thành chuỗi giá trị mới.
Đứng trước bối cảnh đó, chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu và ứng dụng của các mô hình lý thuyết về Marketing trong giai đoạn chuyển đổi số (digital transformation) hiện nay nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp nhận diện được cơ hội và thách thức để xác định các xu hướng thích nghi các vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn từ đó gợi ý những cách thức thay đổi trong quản trị doanh nghiệp để kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững.
Sách Digital Marketing
Digital marketing cho doanh nghiệp nhỏ / Avery Swartz ; Phí Mai dịch
Sách AI - Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo trong marketing / Katie King ; Lê Tường Vân dịch
Sách AI - Trí tuệ nhân tạo
Sách Digital Marketing
Marketing Để Cạnh Tranh: Từ Châu Á Vươn Ra Thế Giới Trong Kỷ Nguyên Tiêu Dùng Số
Sách Digital Marketing
Sách Digital Marketing
Sách Digital Marketing
Sách Digital Marketing
eMarketing: Cẩm nang cho nhà tiếp thị bước vào thế giới số (free download)