Sự kiện Ethereum Merge dự kiến diễn ra vào giữa tháng 9 đã dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt về tác động của nó đối với ngành công nghiệp blockchain. Về bản chất, The Merge là sự kiện mà mạng Ethereum sẽ hợp nhất với mạng Beacon Chain sử dụng PoS, đánh dấu sự nâng cấp lớn nhất cho Ethereum từ trước tới nay, chỉ đứng sau genesis block về tầm quan trọng. Quá trình chuyển đổi này cũng là minh chứng cho khả năng giảm lượng khí thải CO2 một cách hiệu quả của một hệ thống phi tập trung chuyên nghiệp.
“The Merge” là cái tên được đặt ra cho quá trình chuyển đổi của chuỗi blockchain Ethereum từ chuỗi Proof-of-Work (PoW) sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS). Quá trình chuyển đổi này được gọi là “The Merge”, đánh dấu sự hợp nhất của 2 chuỗi blockchain riêng biệt đang chạy song song song. Vậy để hiểu “The Merge” là gì và tại sao 2 chuỗi này lại “hợp nhất”, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu PoW và PoS là gì và sự khác biệt của chúng như thế nào nhé.
Proof of Work (PoW)
PoW là một cơ chế đồng thuận mà những người tham gia mạng lưới (hay còn gọi là các thợ đào) xác thực các giao dịch mới. Những thợ đào sẽ nhận được phần thưởng bằng các mã token mới ngay khi họ xác thực được các data vừa tìm được.
Cơ chế PoW sẽ yêu cầu các thợ đào buộc phải cạnh tranh với nhau để trở thành người đầu tiên giải được những bài toán phức tạp, người chiến thắng sẽ là người được chọn để thêm những lô dữ liệu hoặc các giao dịch mới nhất vào chuỗi blockchain. Người chiến thắng chỉ được nhận phần thưởng của họ dưới dạng mã token mới sau khi những thợ đào khác trong mạng cũng xác nhận rằng data được thêm vào chuỗi là chính xác và hợp lệ.
Proof of Stake (PoS)
Là giải pháp thay thế cho PoW, PoS được xem là cơ chế đồng thuận đầu tiên – PoS là một thuật toán đồng thuận tiết kiệm năng lượng hơn được sử dụng nhằm xác thực các giao dịch tiền kỹ thuật số.
Theo cơ chế PoS, chủ sở hữu tiền kỹ thuật số có thể stake token của họ từ cùng một chuỗi blockchain nhằm xác thực các khối giao dịch mới và thêm chúng vào chuỗi blockchain. Xác suất được chọn để xác thực một block mới được xác định bởi số cổ phần mà người đó đang nắm giữ. Khi một chuỗi giao dịch được tạo ra, cơ chế PoS sẽ xác thực xem các giao dịch trong khối đó có hợp lệ hay không. Nếu xác thực chính xác, người xác thực có thể thêm block vào chuỗi blockchain và nhận token là phần thưởng cho sự đóng góp của mình. Tuy nhiên, nếu xác thực rằng những khối thông tin sai và việc thêm khối thông tin không chính xác, người stake sẽ bị mất số tiền mình đã cọc trước đó như một hình phạt.
Sự khác biệt giữa PoS và PoW mining
Đối với PoW, khả năng tính toán của các máy móc khai thác (như CPU, card đồ họa, ASIC, v.v) sẽ xác định được ai là người có thể khai thác nhiều hơn. Nhưng không giống như PoS, cơ chế khai thác PoS không yêu cầu các thiết bị khai thác bổ sung cũng như sẽ không chiếm nhiều tài nguyên của máy tính.
Trong cơ chế PoS, số lượng và độ tuổi của token sẽ xác định khả năng tạo ra các block và nhận được nhiều phần thưởng mã token hơn. Các thuộc tính đằng sau 2 yếu tố này như sau:
- Số lượng token: Số lượng tài sản tiền kỹ thuật số đã stake
- Tuổi của token: Chênh lệch thời gian giữa lần thay đổi cuối cùng (ví dụ: giao dịch, khai thác) cho tới thời điểm hiện tại.
Càng nhiều token có thời gian hoạt động dài thì khả năng các block mới được tạo ra càng cao.
Trong cơ chế PoW, số lượng token mà một người có thể khai thác không liên quan tới số lượng mã token người đó đang hold, trong khi đối với cơ chế PoS thì số lượng phần thưởng mã token mà một người có thể nhận được sẽ phụ thuộc vào số lượng mã token được stake cũng như độ tuổi của chúng.
Hiện tại các blockchain bao gồm cả Ethereum, đã bắt đầu chuyển đổi từ PoW sang PoS và sự kết hợp của 2 cơ chế đồng thuận được thông qua kể từ 2018. Có nhiều lý do đằng sau sự chuyển đổi này.
Lý do chính chính là ở nhu cầu cắt giảm tiêu thụ nguồn năng lượng – theo cơ chế PoW, các thợ đào sẽ tiêu thụ 1 lượng đáng kể năng lượng và việc này làm tăng chi phí xử lý. Nếu chính phủ các nước toàn thế giới cấm khai thác thì toàn bộ mạng lưới sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tê liệt. Tuy nhiên theo cơ chế PoS, sự khó khăn trong việc khai thác sẽ không liên quan đến máy tính, không yêu cầu việc tiêu thụ điện năng một cách quá mức.
Ngoài ra, bản thân các thợ đào cũng là chủ sở hữu các mã token cùng và họ cũng nhận được yêu cầu giao dịch tiền của riêng họ, bởi vậy, họ sẽ có động lực giữ chi phí giao dịch ở mức có thể chấp nhận được. Với việc cung cấp giải pháp chuyển mạng nhanh và rẻ hơn, cơ chế PoS báo hiệu một hướng đi mới mẻ cho sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain.
Cách các chuyên gia đánh giá “The Merge”
Mark Cuban, một tỷ phú người Mỹ và là chủ sở hữu của Dallas Mavericks cho rằng, “The Merge” có thể là một con dao hai lưỡi. Theo quan điểm của ông, sự phấn khích của các nhà đầu tư xung quanh việc chuyển đổi sẽ khiến cho xảy ra nhiều vấn đề hơn trong thực tế.
Citigroup cũng đề cập trong 1 báo cáo nghiên cứu gần đây rằng, “The Merge” là một trong 5 kế hoạch nâng cấp mạng lưới và nó có thể tăng tốc độ giao dịch lên 10%, giúp giảm bớt thời gian trong các block. Tuy nhiên, bản nâng cấp này cũng là nền tảng cho “Surge” – một bản nâng cấp tiếp theo được lên kế hoạch nhằm nâng cấp mạng lưới và hứa hẹn khả năng mang lại 100.000 giao dịch/ giây (TPS) cho chuỗi blockchain.
Báo cáo cũng nói rằng, việc nâng cấp này sẽ gây ra một số hậu quả như tăng hệu suất sử dụng năng lượng cũng như việc chuyển đổi ETH sẽ bị giảm phát.