Quan điểm của tác giả Hai Le về Pi Network

Mục lục

hai-le

MỘT SỐ ĐIỀU VỀ TỔNG SỐ PI

Câu hỏi về tổng số Pi thường được nhiều anh em thắc mắc, cũng như bị phe chống Pi Network đem ra giễu cợt. Hầu hết anh em nào đọc qua White Paper thì đều biết câu trả lời. Cách thiết kế của crypto đời cũ là định sẵn một số lượng nhất định, Bitcoin là 21 triệu coins và hiện tại đã có hơn 18 triệu coins đã được khai thác, mức độ khan hiếm càng ngày càng tăng. 21 triệu Bitcoin không thể đủ cho 7.5 tỷ người, và chắc chắn nó không thể thoả điều kiện làm một đồng tiền lưu thông.

https://medium.com/stormgain-crypto/how-many-bitcoins-are-there-in-circulation-b01fb50ba000

Nhưng qua đến Ethereum, không có hạn định về số coin, nó vẫn sẽ tăng tịnh tiến qua hàng năm nhờ quá trình khai thác. Theo số liệu năm 2020, có khoảng 112 triệu Ethereum đã được khai thác. Ethereum khắc phục được sự hạn chế quá khan hiếm của Bitcoin, nhưng vẫn chưa đến được với đại chúng. Ethereum cũng tăng giá trị rất nhanh và cũng dần bị thao túng bởi các nhà đầu cơ.

https://decrypt.co/38271/so-what-is-the-ethereum-eth-total-supply

Thách thức căn bản là cho dù số coin có hạn hay vô hạn mà nguồn sản xuất coin đó không phủ sóng trên phạm vi rộng thì crypto vẫn chỉ là cuộc chơi của một vài người – những người vốn có thừa sự thông minh và nguồn lực tài chính để rong chơi với bất cứ hệ thống tiền tệ nào. Crypto trong môi trường này chỉ là một công cụ đem lợi nhuận về cho những người kinh doanh chúng; khi này thì đại bộ phận loài người vẫn thấy crypto là cái gì đáng sợ, như người nguyên thuỷ nhìn thấy lửa và hoảng hốt khi bị phỏng vì nó.

Đến thế hệ của Pi Network, Nicolas Kokkalis đã rút kinh nghiệm sâu sắc từ hai thế hệ coin trước để thiết kế lại hệ thống của Pi Network. Một đồng crypto có giá trị trong con mắt hiền triết của Nicolas Kokkalis thì cần thoả mãn 4 điều kiện:

1. Đơn giản: Xây dựng một mô hình trực quan và minh bạch
2. Phân phối công bằng: Cung cấp cho một lượng lớn dân số quan trọng trên thế giới quyền truy cập vào Pi
3. Sự khan hiếm: Tạo thuật táo bảo đảm sự khan hiếm để duy trì giá của Pi theo thời gian
4. Thu nhập xứng đáng: Phần thưởng cho những đóng góp để xây dựng và duy trì mạng lưới
https://minepi.com/white-paper

Pi Network được tạo ra trên nguyên tắc này, mục 1 và 2 của nó khắc phục được hạn chế của cả Bitcoin và Ethereum về mặt đơn giản, minh bạch và bảo đảm tính đại chúng, sẽ khó có ai đủ thời gian và công sức để bao trùm được người đào pi ở 150 quốc gia. Khi có ai đó nỗ lực gom Pi đủ để thao túng, họ cần huy động một lực lượng đông đảo, tài chính khổng lồ và kiên nhẫn trong thời gian dài; nhưng điều này gần như bất khả khi bởi tính rộng lớn của Pi Network, thị trường tự do sẽ tự điều chỉnh chống lại mọi nỗ lực kiểm soát nó, độ rộng lớn của Pi chính là một thiết kế tinh vi ngoạn mục. Ở mục 4, đây chính là sự tưởng thưởng trong tương lai cho anh em chạy node.

Về mục 3, đây cũng là điều quan tâm của nhiều người. Pi không phải là một coin vô hạn về số lượng, nó hữu hạn, nhưng không đặt ra theo số lượng từ ý chí chủ quan của Nicolas Kokkalis mà sẽ căn cứ trên lượng người tham gia.
——–—
Token Emission Policy
Total Max Supply = M + R + D
1. M = total mining rewards
2. R = total referral rewards
3. D = total developer rewards.
M = ∫ f(P) dx where f is a logarithmically declining function
P = Population number (e.g., 1st person to join, 2nd person to join, etc.)
R = r * M
r = referral rate (50% total or 25% for both referrer and referee)
D = t * (M + R)
t = developer reward rate (25%)
———-
Hiện tại Pi Network tính tổng cung dựa vào công thức cố định trên mỗi người tham gia, trong các đại lượng, có một hàm logarit giảm dần tỉ lệ nghịch với số người tham gia vào mạng. Nói cách khác, Pi Network đúc sẵn một lượng coin, và sẽ phân phát cho các account tham gia minting dựa trên công thức mà tôi vừa nhắc đến, anh em có thể tự xem trong app hoặc trong White Paper. Tuỳ từng vai trò: Pioner, Contributer, Ambassador và Node mà lượng Pi sẽ được phân phát.

Trong app Pi Network hiện tại, ta thấy có con số viễn kiến lên 1 tỷ người, nhưng cần chú ý đó là biểu đồ minh hoạ và không phải là lộ trình chính thức của Pi; anh em cần chú ý các thời điểm TBD trong ngoặc, từ mainNet trở đi đều là khả năng chính là lúc TBD – việc khai thác cho người mới sẽ chấm dứt. Ngoài ra, trong phiên họp toàn thể mấy tháng trước, thời điểm chấm dứt khai thác Pi trên điện thoại hoặc thuật toán tăng độ khan hiếm Pi cũng đã được bàn luận nghiêm túc.

Ta hãy giả định tất cả các account đang đào không có acc nào là giả và tất cả có thể vượt qua KYC và IAT, thì lượng Pi khai thác được đều đã nằm trong dự toán bảo đảm tính khan hiếm của Core Team. Nhưng thực tế cho thấy có khá nhiều người lách luật bằng cách tạo account giả để đào một lúc nhiều điện thoại, không đặt tên nghiêm túc hoặc không chịu xác thực, bỏ dở giữa chừng, mất nick…

Những tài khoản này chắc chắn không vượt qua KYC, nói gì tới việc IAT và vào mainNet. Những account này sẽ liên đới làm trừ mất số coin thưởng mà những người đào chung với họ được thụ hưởng. Có những tài khoản được chọn IAT sớm cho thấy chỉ có khoảng 5-10% số Pi hiện hoạt trên app là có sẵn để chuyển khoản.

Với đánh giá của tôi thì hiện tại Pi vẫn đang khan hiếm, nó cần thêm vài làn sóng bùng nổ nữa. Anh em hãy tính thử hiện tại có 13 triệu người đang đào Pi, tôi sẽ đặt ra một giả định rất k.h.ù.n.g,đ.i.ê.n là mỗi người đều có 50,000 Pi
13,000,000 x 50,000 = 650,000,000,000

650 tỉ đơn vị tiền tệ cho một nền kinh tế trao đổi hàng hoá trên phạm vi 150 quốc gia, như thế là thiếu trầm trọng, vô cùng thiếu. Mà kỳ thực, làm gì có chuyện 13 triệu người đang được 50,000 Pi; nếu tính trung bình cho 13 triệu người, mỗi người được 5,000 Pi có lẽ đã là một tham vọng rồi.

Hôm trước có ai nói số Pi đã mấy chục ngàn tỉ, tôi nghĩ người đó chắc còn giả định một cách cực đoan gấp mấy chục ngàn lần.Nếu đạt xấp xỉ 100 triệu người dùng vào thời điểm mainNet cuối năm nay, có lẽ cơ hội với người mới cũng khép lại.
——————————————
Bài post của tác giả trên Facebook

Tối ngủ quên sạc pin điện thoại, dậy xong cắm được mấy chục phút rồi phải đi làm nên sáng nay không đủ pin để điểm tin, hẹn lại chiều tối nay nha anh em. Xin dành status này nói tiếp về một số thắc mắc quanh Pi:

– Pi có phải là blockchain không? Trả lời: Phải, Pi là blockchain.

– Tình trạng ngay lúc này: theo cập nhật mới nhất, hiện tại Core Team đã cho test 6,500 node để vào mainNet. Những node được chọn này sẽ được thử nghiệm ví Pi. Tổng số node đã tải xuống và cài đặt là 200,000+.

– Thời điểm vào mainNet: quý IV năm 2021; theo tốc độ test hiện tại thì đến quý IV là dư thời gian. Theo đó thì cũng sẽ đến tình trạng KYC và IAT đồng loạt từ thời điểm đó trở đi. Không phải là khi hệ thống có 1 tỷ người, mốc đó là viễn kiến mà thôi.

– Giá Pi: với những giao dịch sớm giữa những người đã được IAT, giá Pi tầm 100$ ở Canada và Mỹ; ở Việt Nam có sàn giao dịch sớm trên trang sanpi . link, chỗ này quy định 7-8$ một Pi. Giá giao dịch sớm là do cộng đồng Pi và căn cứ trên tình hình kinh tế địa phương mà đồng thuận, không phải do Core Team định giá; giá quy đổi chính thức của Pi sẽ được quyết định trong hội nghị toàn cầu.

Đọc thêm:  Quan điểm của tác giả Đặng Minh Tuấn Vietkey về Pi Network

– Người không chạy node thì lượng Pi có hiệu lực không? Trả lời: có hiệu lực. Chạy node chỉ là công việc volunteer cho hệ sinh thái Pi, nó sẽ mang lại độ lớn cho blockchain của Pi. Nếu anh em không chạy cũng không ảnh hưởng gì đến anh em.

– Pi lên sàn nào? Việc lên sàn hầu như không liên quan quá nhiều đến lộ trình phát triển và ích lợi người mining; khi vào mainNet, mỗi người đều có ví và có thể chuyển Pi cho nhau, khi đó có thể dùng Pi để trao đổi tiền hay hàng hoá trực tiếp, tự cộng đồng Pi đã là một sàn giao dịch cực lớn. Tuy nhiên một crypto đầy tiềm năng như Pi thì không thể tránh khỏi bị chú ý và được đem đi giao dịch trên các sàn crypto. Mục tiêu của Nicolas là tạo ra một crypto phi tập trung để tránh tình trạng bị mua gom và thao túng bởi tài phiệt, nên sẽ khó mà xảy ra tình trạng mua gom hàng loạt hay bán ra hàng loạt để thao túng giá trị.

– Khi nào Pi ngừng khai thác? Trả lời: cứ mỗi khi lượng người mining tăng lên 10 lần thì tốc độ giảm một nửa và về 0 khi đạt 1 tỷ; tuy nhiên, không nhất thiết tới khi đó mà có thể ngưng khai thác ngay khi vào mainNet vào cuối năm nay, dựa trên kết quả của hội nghị toàn thể.

– Hội nghị toàn thể là gì? Trả lời: là một cuộc họp online khổng lồ tổ chức bởi Core Team và đại biểu đào pi khắp thế giới. Lần gần đây nhất, cuộc họp này kéo dài 72 giờ.

– Tôi có thể tham gia và đưa ra ý kiến về tương lai Pi không? Trả lời: có, ai trong cộng đồng đào pi cũng có quyền lên tiếng, cuộc họp được tổ chức bằng Anh ngữ nên hãy gửi email bài tham luận của bạn về cho Ban tổ chức.
———————————————–

AI ĐỨNG SAU PI NETWORK?

Nicolas Kokkalis

Chắc chắn trong những anh chị em dùng invitation code của mình để đào Pi sẽ có người chưa biết về Nicolas Kokkalis. Mình nợ các bạn bài viết giới thiệu về vị thầy này. Mình gọi bằng thầy vì Nicolas Kokkalis là giáo sư tại Đại học Stanford trứ danh. Sau đây mình sẽ giới thiệu về thầy ấy để các bạn biết rằng Pi Network là một dự án thực sự chứ không phải mấy cái trò nhảm nhí như kiểu xem bói vui trên mạng hay là cái gì đại khái.

Mình tin rằng khi các bạn biết về profile của Nicolas thì các bạn sẽ hiểu tầm vóc của Pi và có thêm lửa để vào mining mỗi ngày. Khoảng 1 tháng nay, lúc nào trong ref của mình cũng có đúng 50 bạn offline thật là lãng phí quá trời.

Nicolas không phải người duy nhất trong việc điều hành Pi Network, nhưng thầy là người sáng tạo ra Pi và phụ trách phần kỹ thuật – yếu tố gần như quyết định mọi thứ, nên mình sẽ giới thiệu thầy trước nha, còn hai người kia thì để sau.

Tên đầy đủ Nicolas Kokkalis
Gốc Hy Lạp
Năm sinh 1978 (cái này có thể không đúng, vì mình cheat ở somewhere in the internet thôi, nhưng nhìn bền ngoài và tính trừ thử các năm có học vị thì cũng cỡ cuối 7x hoặc chậm nhất là 1980)
Gia đình Vợ và một con trai.
Bằng cấp – Nghiên cứu hậu tiến sĩ Khoa học máy tính – đại học Stanford (US)
– Tiến sĩ Kỹ thuật Điện – đại học Stanford (US)
– Thạc sĩ Khoa học Quản lý – đại học Stanford (US)
– Thạc sĩ Khoa học máy tính – đại học Toronto (Canada)
– Kỹ sư Khoa học máy tính – Đại học Crete (Hy Lạp)
(Xem profile của Nicolas Kokkalis tại trang của đại học Stanford: https://hci.stanford.edu/nicolas/)
Công việc – Giáo thụ đại học Stanford, ngành Khoa học máy tính, Ứng dụng phi tập trung (decentralized applications)…
– Giám đốc công nghệ (CTO) của StartX
– Giám đốc công nghệ của Pi Network
Đã từng – Tạo ra nền tảng Gameyola – một nền tảng cho trò chơi trực tuyến
– Viết luận án chủ đề Smart Contract cho tiền điện tử trước khi đồng ETH ra đời. (Người tạo ra đồng ETH – đồng tiền quyền lực thứ hai sau bitcoin – là Vitalik Buterin học trò của thầy ấy.)
– Trợ giúp kỹ thuật cho 1300 công ty khởi nghiệp qua dự án StartX
– Xuất bản hàng chục bài báo cáo khoa học trên các tạp chí uy tín
– “Dốc toàn lực” tạo ra Pi Network

Ok, bây giờ bạn đã biết Pi Network do một người có profile thế nào tạo ra. Chắc chắn một người như thế thì không phải dạng tào lao gạt bạn tải app để kiếm mấy xu teng tiền quảng cáo. Nicolas Kokkalis thực sự là một nhân vật quái kiệt của công nghệ blockchain nói riêng và công nghệ máy tính nói chung. Nhưng thầy ấy lại không phải một tay xôi thịt, mà có một ý chí thay đổi thời đại vượt lên tất cả những thứ danh tiếng hay lợi lộc. Nếu bạn chưa hình dung ra, mình sẽ nói về StartX tiếp.

Đầu tiên, Đại học Stanford có một Hiệp hội Sinh viên. Hiệp hội này có nhiều tổ chức con bên trong. Trong số đó có Stanford Student Enterprises, đây là một cánh tay nối dài của Hiệp hội Sinh viên để lo các vấn đề tài trợ phi lợi nhuận và gây quỹ cho hoạt động sinh viên.

Nicolas Kokkalis cùng với bạn mình là Cameron Teitelman đã cùng vận động các nguồn lực, lên kế hoạch và lập ra StartX năm 2011, là “công ty con” của Stanford Student Enterprises và là “công ty cháu nội” của Hiệp hội Sinh viên Đại học Stanford.

StartX về bản chất là một dự án hỗ trợ khởi nghiệp, đặt mình trong sự quản lý của đại học Stanford, về mặt giấy tờ pháp lý, nó giữ quy chế của một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận. Tất nhiên, bạn đang nghĩ dù có lòng tốt nhưng chưa chắc là có năng lực, bạn hãy đọc tiếp.

Năm 2012, StartX vận động được 1 triệu đô la Mỹ đầu tiên. Một trong những công ty đầu tiên mà StartX hỗ trợ là Alphonso Labs. Alphonso Labs đã cho ra đời ứng dụng Pulse và được Apple mua lại với giá 20 triệu đô la Mỹ. Từ 2011 đến 2020, StartX đã giúp khởi nghiệp thành công hơn 1300 công ty.

Trong số đó, có hơn 700 công ty đang phát triển vượt bậc và được xem như những con kỳ lân đang vươn vai, có thể kể đến như: Lime, Branch, Life360 (IPO), Poynt, Patreon, Kodiak Sciences (IPO)… Bạn có thể search thử tên của các công ty này để kiểm chứng.

Ngoài ra, những nhà đầu tư và đối tác đứng sau lưng hỗ trợ cho StartX trong thời điểm hiện tại có thể kể đến: Amazon, ngân hàng Sumimoto của Nhật, ngân hàng Silicon Valley, BREX, DAIKIN, công ty dược AstraZeneca, GitHub, Google Cloud… (Xem chi tiết tại đây https://startx.com/partners).

Mình tinh rằng bạn nào thực sự nhạy bén và có tầm nhìn xa, có thể thấy được tầm vóc của Nicolas và hệ sinh thái của StartX. CTO là vị trí mà những IT có thể phấn đấu cả đời, CTO của một thực thể lớn mạnh và hữu ích cho cộng đồng như vậy thì chắc chắn Nicolas không phải là một người tầm thường.

Điều mình sắp nói có thể làm lạnh người bạn nào nhạy bén, đó là Pi Network là đồng crypto được tạo ra để dành cho hệ sinh thái này! Và hoài bão của Nicolas còn xa hơn nữa, hãy đọc lời thầy ấy tự bạch trong trang của Pi Network:
https://minepi.com/team/member/1

“Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ và lâu dài về tiềm năng kỹ thuật – tài chính – xã hội của tiền điện tử, nhưng tôi cũng thất vọng với những hạn chế hiện tại của nó. Tôi cam kết mang sức mạnh của blockchain đến với nhiều người hơn bằng cách cải thiện trải nghiệm hiện tại và xây dựng giá trị cho mọi người.

Tôi đang làm điều này bằng cách áp dụng triết lý thiết kế “lấy người dùng làm trung tâm” để đảo ngược quá trình phát triển của blockchain: Khởi chạy trong bản Beta, rồi mời các thành viên vào mạng lưới, sau đó xác lập lại qui ước cùng với các thành viên đó, và cuối cùng phân cấp kết quả thiết kế.

Đọc thêm:  Ứng dụng của Cardano - ADA

Kết quả của quá trình đó chính là Pi Network, một loại tiền điện tử mới và hệ thống mạng ngang cấp, Pi Network hiện đang hoạt động ở hơn 150 quốc gia và được giới thiệu bằng 32 ngôn ngữ. Pi Network là 100% chuyên môn của tôi, cùng với 100% uy tín cá nhân tôi trong tình yêu của vợ và con trai nhỏ của tôi!”

Well! Long live Nicolas Kokkalis!
——————————————

ĐÀO CRYPTO VÀ “CHƠI” CRYPTO

Ở kỳ 1 chúng ta nói về blockchain và tín tệ, kỳ 2 nói về crypto, kỳ 3 nói về những kẻ lừa đảo ponzi giả danh crypto và phân tích tại sao crypto tự nó có giá trị. Tui nhận được khá nhiều lời cảm ơn của chư huynh đệ tỉ muội về những điều mà tui giúp họ đả thông được về crypto và blockchain.

Cho tới bây giờ tui tin mình vẫn đúng khi ủng hộ công nghệ blockchain từ năm sáu năm qua, khi mà rất ít người hiểu về nó và bitcoin thì chỉ mới mấy trăm đô. Tui cảm ơn quý anh em trong forum THĐP2.0 đã giới thiệu crypto cho tui đầu tiên và trả nhuận bút cho tui bằng bitcoin cũng như chỉ tui cách tạo ví hehe.

Bây giờ ta hãy nói về việc “đào” crypto.

7. Đào crypto là làm gì?

Anh em đọc bài kỳ 1, khi tui viết về blockchain có nói trong ngoặc rằng ngoài những diễn nghĩa về blockchain ra thì còn mấy thứ khác bằng tiếng Anh nhớ không? Trong đó có một thứ là “Proof of work”, dịch nôm na là “bằng chứng có làm việc”, nghe hơi củ chuối tí ha.

Để xác nhận một “cục” crypto được tạo ra hợp lệ với thuật toán của blockchain và được hệ thống chấp nhận lưu hành, nó cần nhiều thứ quan trọng, Proof of work là một trong những điều kiện quan trọng nhất, chứng minh cục crypto khai thác được đó không phải là copy-paste.

Anh em ngoài giới IT nghe xong chắc lùng bùng chỗ này, để tui diễn tả lại bằng ví dụ trực quan.

– Một củ nhân sâm 6 năm có giá trị vì nó phải mất thời giờ sáu năm để mọc và tích trữ dược tính. Một củ cải chỉ mọc 60 ngày, cho dù có hình dáng giống củ sâm như đúc đi chăng nữa cũng không thể coi là sâm. Thời gian mọc 6 năm của củ sâm là Proof of work của nó.

– Một võ sĩ Aikido học từ đai trơn, đi tập 200 buổi lên được cấp 5, tập thêm 100 buổi lên được cấp 4, cứ thế thời gian tập thì thăng từng cấp từng cấp, có chứng thư của chưởng môn làm chứng cho tới khi lên cấp 1 và thi chuyển lên võ sư, nếu đậu thì được cấp hakama là cái quần ống rộng màu đen và cái đai đen. Phải qua nhiều năm và có nhiều cấp đai và các chứng thư lên cấp thì mới được hakama. Tuy nhiên, một người bình thường không có đi tập ngày nào cũng có thể ra tiệm mua bộ võ phục với cái hakama và cái đai đen để đeo lên. Về hình thức bề ngoài thì y như nhau. Nhưng xét theo nội hàm thì người luyện lâu năm và có chứng thư từng cấp bậc thì cái hakama của họ rất đáng kính trọng vì sự kiên trì và nỗ lực tập luyện. Khi này, những cái cấp đai và chứng thư chính là Proof of work của người võ sư.

Vậy thì, anh em nào sáng trí có thể đặt câu hỏi ngay, một cục crypto thì Proof of work của nó là cái méo gì? Thưa, trả lời ngay, đó là lượng điện năng mà máy tính tiêu thụ! Thuật toán của thánh Shatoshi căn cứ vào lượng điện năng mà cái máy tính nó tiêu tốn khi chạy chương trình bitcoin, để làm đại lượng chứng minh Proof of work của cục bitcoin mà máy tính đào được. Anh em hiểu sương sương như vậy thôi là đủ rồi, đừng nghĩ sâu quá vào thuật toán và máy tính rồi bị ngáo như phần lớn dân IT.

Trích:
“Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1 Bitcoin = 0,00076 USD). Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra Bitcoin.” (Hết trích) (Wikipedia)

Tui thực sự không còn gì để có thể nói về trí lực siêu phàm của thánh Satoshi Nakamoto nữa, nó “tiến hoá” quá sớm và đi trước hiểu biết của nhân loại quá xa. Lạy thánh bách bái. Mặt khác, cũng từ cách dùng Proof of work này mà tui nghĩ thánh thực sự là người Nhật!

Vậy bây giờ anh em đã hiểu vì sao mà đào bitcoin lại cần máy tính hạng nặng rồi ha. Hiểu phớt phớt qua là được, đừng tư duy sâu quá chỗ này không thoát ra được.

Việc đào bitcoin thời này đã khá chậm, do mỗi chu kỳ 4 năm thì Proof of work sẽ kéo dài ra gấp đôi để được cùng một lượng crypto như cũ. Hay nói cách khác, mỗi 4 năm thì lượng crypto đào được sẽ giảm đi một nửa. Cho nên giờ việc “đào” bitcoin đã không còn thịnh hành, đào bitcoin giờ hầu như chỉ còn là việc của những ông lớn, vốn đầu tư cực mạnh, có hiểu biết sâu sắc về crypto. Còn đại bộ phận dân chúng thì nghe cho biết vậy thôi. Muốn đào hãy đọc xuống phần 9 ^^

8. Vậy còn “chơi” crypto là sao?

Dân Việt mình lạ, cái giống đách gì cũng có thể coi là chuyện chơi được. Ví dụ chứng khoán, bộ môn làm ăn siêu kinh điển và có lẽ cao cấp nhất trong các loại hình làm ăn, doanh gia trí thức đều phải học mới biết, ta cũng nói nhẹ hều là “chơi chứng khoán”. Ví dụ đánh đàn piano, khổ luyện mười năm chưa chắc hơn ai, còn phải có thiên phú cho tài năng xuất chúng thì mới diễn tấu tới chỗ tinh diệu, ấy vậy mà nhìn một nghệ sĩ đang trình diễn, ta cũng nói “chơi piano”. Rồi nuôi chim nuôi cá, cũng coi là thú chơi. Ngủ với gái điếm thì nói là đi “chơi gái”. Ra ngoài ngao du thì nói là đi “chơi”, ngồi một chỗ chẳng làm gì thì cũng nói là “ngồi chơi xơi nước”; cái gì cũng “chơi” được dù chẳng liên quan gì. Kỳ ha?

Với crypto, sau khi qua giai đoạn đào, lượng crypto khai thác được đã được phân phối khắp nơi, có thể dùng để trao đổi hàng hoá, đổi sang tiền. Tuỳ mức độ được ưa chuộng và tình trạng đầu cơ của nhà đầu tư mà giá nó sẽ lên xuống theo biến động thị trường và tình hình chính trị xã hội. Thấy crypto nào rẻ thì mua vào trữ, thấy nó lên thì bán ra. Hoặc đang trữ crypto nào nhiều, mà thấy nó xuống giá sợ lỗ thì lại bán tiếp, hoặc kiên gan thì ôm để đó.

Đến giai đoạn này không còn là đào mà là chơi, y như chơi cổ phiếu vậy chẳng có gì khác.

Sau sự thành công vang dội của Bitcoin, có hàng ngàn coin khác cũng đã ra đời, cũng “lên sàn” này nọ, cũng được mua bán, giá từ vài cent cho tới vài đô một coin. Nhưng theo sau Bitcoin mà cao giá nhất chỉ có vài coin như Ethereum, Maker, Monero… hiện tại tầm vài chục đến vài trăm USD/coin tuỳ loại. Kỷ lục hơn 10.000 USD/coin của Bitcoin vẫn là tối thượng chưa đồng nào qua được.

Có thể nói sự xuất hiện ồ ạt của các đồng crypto ăn theo Bitcoin đã làm thị trường này bão hoà và không còn tính đột phá.

Bây giờ chơi crypto thế hệ đầu chỉ thuần tuý là ăn theo sự lên xuống trồi sụt của thị trường mà kiếm chút cháo mà thôi, không còn nhiều thú vị nữa.

“Ơ vậy mày giới thiệu Pi Network làm cái chó gì?” – có anh em nào đang hỏi vậy không? mời đọc tiếp!

Đọc thêm:  Những khái niệm cơ bản về lưới vị thế - Martingale với Bitget

9. Pi Network có gì khác biệt?

Khác hẳn, bởi cách tư duy của các vị hiền sĩ trong Core Team của Pi Network cũng vượt trội không kém thánh Satoshi. Thay vì dùng điện lượng tiêu hao để xem xét Proof of work thì họ bỏ cách suy nghĩ đó, mà quay sang dùng hình thức vòng tròn bảo mật để làm Proof of work. Mỗi người đào Pi sau 24h sẽ phải mở app để báo danh một lần, qua việc chạm vào nút mining hình tia sét. Nếu không báo danh, quá trình đào pi của họ bị dừng lại, và không khai thác được thêm chút nào. Phương thức này dựa trên các kết nối mạng xã hội của từng người, các vòng tròn bảo mật là nhóm 5 người không đồng nhất, lồng vào nhau theo kiểu khoá chồng khoá cực kỳ thông minh, kết hợp cả yếu tố con người và máy móc để bảo mật.

Core Team cũng đã suy tính kỹ việc đối phó với các tài khoản ảo, các con bot và cả những người đào tham lam không tuân thủ quy tắc mỗi người một account. Chi tiết thế nào anh em có thể đọc trong FAQ của app Pi Network (có bản dịch của 11 ngôn ngữ và có tiếng Việt). Hoặc chưa có tải app thì đọc ở đây: https://minepi.com/faq

Pi Network cũng như Bitcoin, là kẻ đi tiên phong, là crypto đầu tiên có thể “đào” trên phone bởi dựa trên Proof of work là vòng tròn bảo mật và yếu tố xác thực con người. Hiện tại Pi đã có hơn 7 triệu người đào trên toàn thế giới, đây là những người nhìn thấy tiềm năng của nó. (Có khá nhiều coin cũng đang bắt đầu ăn theo Pi)

Sẽ nhanh đến lúc Pi chấm dứt giai đoạn khai thác được nhiều và tốc độ hiện tại sẽ giảm sâu. Khi ấy mới mon men tìm hiểu cách đào hay là thử vận may với coin mới nữa thì đã muộn.

Hôm nay dài quá rồi, tạm dừng tại đây nha anh em. Mời anh em tải app Pi Network và bắt đầu thử đào coi nó ra làm sao nhé. Nhớ điền tên nghiêm túc để sau này xác thực tài khoản, sau khi cài đặt xong thì có option cho phép ẩn tên thật nên đừng có sợ, đừng có điền tầm bậy rồi hối hận không kịp.

——————————-

NHỮNG FACT NGẮN GỌN

Sau 5 năm hầu như không nhắc tới crypto, dạo gần đây hữu duyên với Pi nên tui cố gắng viết lại những tri thức quan trọng về blockchain chia sẻ với anh em. Những người đọc chậm rãi tới kỳ 4 và chịu khó nghiền ngẫm thì chắc chắn đã hiểu được những điều rất căn bản về crypto và blockchain. Tui muốn tái truyền bá lại hai thứ này với đúng bản chất của nó nhất. Bởi sự hiểu lầm và thành kiến về những thứ này đã quá sâu đậm, và đánh mất đi ý nghĩa của nó cho chúng ta.

Ở kỳ 5 này, tui xin dành để tặng cho những anh em chịu khó đọc nhưng vì tri kiến ở xa giới IT quá, không thấu triệt được hết. Đây là những fact về crypto rất ngắn gọn và anh em có thể nhớ nằm lòng mà không cần phải hỏi tại sao, vì câu trả lời nằm sẵn trong 4 kỳ trước.

1. Công nghệ blockchain là một phương pháp tương tác dữ liệu kiểu mới, không cần lưu trữ tập trung vào máy chủ như công nghệ hiện hành.

2. Công nghệ blockchain tương tự như thể thức biểu tình không lãnh tụ ở Hong Kong. Sẽ có một vài cá nhân nổi trội hơn giống như những nút giao giúp đem cảm hứng cho mọi người, nhưng họ không phải là đầu não điều khiển tất cả, vì vậy những người đó bị triệt hạ cũng không gây tổn thất nặng nề cho phong trào. Các hệ thống dữ liệu hay app sử dụng phương thức blockchain cũng y như vậy, tất cả người dùng đều là đồng đẳng với nhau, liên kết nhưng không chi phối lên thiết bị khác và cũng không bị thiết bị khác chi phối.

3. Trong tương lai, mô hình ‘trật tự không lãnh tụ’ của blockchain chắc chắn sẽ là phương thức mà những cuộc cách mạng bùng nổ. Từ cách mạng công nghệ cho tới cách mạng con người hay triều đại.

4. Tiền điện tử (ngắn gọn là crypto) là một ứng dụng rất nhỏ của công nghệ blockchain.

5. Bitcoin là đồng crypto đầu tiên ra đời từ công nghệ blockchain.

6. Có nhiều người bán hàng đồng ý đổi hàng hoá của họ lấy Bitcoin. Có nhiều người đồng ý đổi tiền bạc để lấy về Bitcoin. Điều này tạo ra thị trường giao dịch. Bitcoin có giá trị như một loại tiền. Hiện tại giá 1 Bitcoin thì đổi lấy được khoảng 12.000 USD (làm tròn).

7. Có rất nhiều đồng crypto đi theo sau Bitcoin, và những đồng này cũng được chấp nhận giao dịch. Mức giá những đồng này từ vài phần ngàn của 1 USD cho đến vài trăm USD. Những đồng này cũng có tỉ giá khi đổi với nhau. Tất cả tạo thành một thị trường tiền crypto có trữ lượng lớn hơn nhiều lần GDP của một nước tầm trung.

8. Không có chuyện bỏ tiền ra để mua crypto rồi biết chắc là một tháng nó sẽ lãi bao nhiêu. Crypto cũng như chứng khoán, biến động theo chính trị xã hội, sức mua, sức bán, tỉ lệ vốn hoá… Những người nói với bạn biết chắc chắn sẽ lãi bao nhiêu phần trăm có nghĩa là họ nói dối, nếu họ có thể đưa cho bạn tiền lãi sau một hai lần, càng phải cảnh giác vì đó là mô hình Ponzi, lấy tiền người sau trả người trước, một kiểu kinh doanh đa cấp phạm pháp dựa trên sự không hiểu biết của khách hàng.

9. Đào bitcoin bây giờ không còn là chỗ của người amateur, không cần phải nghĩ đến.

10. Việc sử dụng crypto để trao đổi hàng hoá và tiền tệ chính là một hình thức xã hội dân sự thậm chí là bất tuân dân sự. Nhưng sử dụng crypto lại có tính bảo mật và không thể bị truy ngược, không thể bị ngăn chặn bởi biên giới hay chính phủ.

11. Crypto sẽ mang lại sức mạnh vượt trội cho những người bị kiểm soát hay chi phối kinh tế. Mọi người có thể chuyển crypto cho nhau nhanh chóng và gần như miễn phí.

12. Pi Network là một crypto thế hệ mới, có thể đào được mà không cần tiêu hao điện năng như Bitcoin hay những coin khác. Vì vậy nó có thể khai thác trên điện thoại. Tương tự như Bitcoin là đồng crypto tiên phong, Pi cũng là crypto đầu tiên có thể đào trên điện thoại.

13. Pi Network do các tiến sĩ của đại học Stanford Hoa Kỳ sáng tạo ra với ước vọng đưa sự tự do và sức mạnh của crypto đến với mọi người. Hiện tại partner của họ đã có rất nhiều đơn vị lớn như Amazon hay ngân hàng Sumitomo…

14. Hiện tại đã có hơn 7 triệu người đang cài app Pi Network để hàng ngày đào Pi. Khi con số này được 10 triệu, tốc độ khai thác sẽ giảm một nửa hoặc thậm chí xuống bằng không do quyết định của Core Team.

15. Để bắt đầu đào Pi, bạn hãy tải app Pi Network và điền họ tên, user name tự đặt. Invitation code xin hỏi những người đã đào.

16. (Điều này nói riêng với nhau thôi nhé, dành cho những anh em đang đào Pi rồi, là anh em có thể copy bài viết này về tường nhà, cắt bỏ những chỗ anh em thấy không cần thiết, và thay đổi invitation code ghi trong điều 15 thành invitation code của anh em. Mỗi người nào dùng code của anh em, thì tốc độ của anh em sẽ tăng một chút tí ti thôi nhưng mà vui ^^)

17. (Cũng là nói riêng, nhớ xoá điều 16 và 17 khi đăng lại nhé!)
—————————–
Thông tin tác giả: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010082284940

# Hai Le

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về Pi Network

VNEconomics – Chúng tôi mong muốn đem tri thức khoa họccông nghệkinh tế đến với nhiều người Việt Nam. Đặc biệt là kiến thức về Blockchain & tiền mã hóa

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending