QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
TS. Đoàn Ngọc Tuấn; ThS. Dương Vũ Mạnh Duy
Khoa Du lịch và Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Email: dntuan@ntt.edu.vn; dvmduy@ ntt.edu.vn
Tóm tắt: Tiêu chí thành công và khả năng cạnh tranh của một tổ chức là hành vi thay đổi của các tác nhân kinh tế khác nhau và ảnh hưởng của nó. Thông qua xã hội thông tin nổi lên, việc sử dụng các công cụ và phương pháp công nghệ thông tin khác nhau đã trở thành một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đối với các doanh nhân hoặc quản lý công ty cũng như khách hàng hoặc các đối tác khác. Trong thời đại 4.0 công cụ quảng bá du lịch phổ biến nhất vẫn là mạng xã hội. Mặc dù việc sử dụng mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, nhưng vẫn còn thiếu thông tin về cách sử dụng mạng xã hội khác nhau ở các phạm vi và mục đích khác nhau. Giá trị của các công cụ quảng bá trên mạng xã hội chưa đem lại hiệu quả với những giá trị vốn có của nó. Theo xu hướng quảng bá sản phẩm du lịch hiện nay, bài viết này giới thiệu tóm tắt các tài liệu quan trọng nhất về phương tiện truyền thông xã hội, những mạng xã hội được cho là triển vọng, phổ biến và có độ tin cậy cao trong việc quảng bá điểm đến du lịch. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng nhằm khẳng định vai trò cũng như tác động của mạng xã hội đến việc quảng bá du lịch. Từ đó, đưa ra được những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển du lịch ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Từ khóa: Quảng bá du lịch, mạng xã hội, vai trò, tác động, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Abtract: The shifting behavior and effect of diverse economic agents is a criteria of an organization’s success and competitiveness. The employment of various information technology tools and approaches has become a key influencing element for entrepreneurs or corporate managers, as well as customers or other partners, as a result of the rising information society. The most popular tourist advertising instrument in the 4.0 age is still social media. Although the usage of social networks is growing increasingly prevalent, there is still a paucity of knowledge on how to utilize social networks in different contexts and for diverse goals. The underlying qualities of social media promotion tools have not proven effective. This article lists the most popular tourist products, in keeping with the current trend of tourism product advertising.
Keywords: Tourism promotion, Social network, Role, Impact, Thanh Phu district, Ben Tre province.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng bá du lịch là một phần thiết yếu trong quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch. Một số nhà nghiên cứu nhận định trong ngành du lịch, thông tin điểm đến du lịch không thể được cung cấp cho khách du lịch nếu không có quảng bá. Nếu sức mạnh của xúc tiến du lịch cao thì sự phát triển của du lịch có thể đạt được ở mức mong đợi (P.B.S.N.Kumara). Những cách thức kinh doanh mới, những mô hình trải nghiệm mới và những vấn đề mới liên quan đến quản lý và tiếp thị điểm đến du lịch đang nổi lên do sự hiện diện và ảnh hưởng phổ biến của Internet và các thiết bị di động. Một điểm đến được quảng bá rộng rãi sẽ làm gia tăng đáng kể lượng khách du lịch đến tham quan, từ đó tạo ra giá trị kinh tế cho điểm đến đó. Do đó, nhiều điểm đến trên thế giới đã thúc đẩy việc quảng bá nhằm thu hút khách du lịch.
Ngày nay, ngành du lịch Việt Nam đã chú trọng đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh điểm đến của quốc gia đến với bạn bè trên thế giới, ngày 21/01/2021 Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Google tổ chức lễ ra mắt Dự án «Google Arts & Culture – Kỳ quan Việt Nam» trên nền tảng số này với 35 triển lãm trực tuyến và 1.369 bức ảnh về những điểm du lịch nổi tiếng, các di sản, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã và đang triển khai chiến dịch truyền thông, quảng bá “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn ở Việt Nam). “Chiến dịch đang và sẽ được triển khai đồng bộ rộng rãi trên các chuyên trang quảng bá du lịch Việt Nam cho khách quốc tế bao gồm trang web vietnam.travel, các trang mạng xã hội như Youtube, Zalo, Facebook, Tik Tok, Instagram và Pinterest; các kênh truyền thông nước ngoài cũng như thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam” [8],[9].
Theo số liệu báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới tháng 9/2022, số người dùng Internet ở Việt Nam khoảng 70 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số, tăng 4.9% so với năm 2021; số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 77 triệu người, tăng 05 triệu người so với năm 2021, chiếm 78,1% dân số. Người dùng Việt Nam trung bình mỗi ngày dành gần 7 giờ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet và tỉ lệ người dùng ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày lên tới 94%. Dựa trên thói quen sử dụng mạng xã hội của người dùng để xây dựng một kênh truyền thông hấp dẫn và phù hợp sẽ biến mạng xã hội thành một công cụ hữu hiệu cho việc quảng bá du lịch tại một địa phương [7].
Tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có nhiều các di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên biển và hệ sinh thái biển với rất nhiều cảnh đẹp còn hoang sơ với thời tiết trong lành và dễ chịu, hải sản tươi ngon,… với tiềm năng du lịch Thạnh Phú hoàn toàn có khả năng thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, du khách đi du lịch tìm đến Thạnh Phú còn khá ít, thực sự chưa khai thác hết tiềm năng hiện có của huyện. Nguyên nhân chính khiến du lịch Thạnh Phú chưa thực sự phát triển chính là hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho du lịch chưa được đầu tư xây dựng bài bản cùng với sự quảng bá thông tin, hình ảnh các điểm tham quan du lịch vẫn còn chưa được hấp dẫn và chủ yếu dựa trên các hoạt động quảng bá truyền thống chưa mang lại hiệu quả cao. Các ứng dụng mạng xã hội chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mức dẫn đến việc tiếp cận của du khách đối với các thông tin điểm đến du lịch vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt, xu hướng tìm kiếm thông tin du lịch thông qua mạng xã hội ngày càng tăng cao. Trong khi đó, nhiều tỉnh thành đã chú trọng rất nhiều vào việc quảng bá du lịch qua mạng xã hội, huyện Thạnh Phú cần đẩy mạnh hơn nữa quảng bá du lịch của huyện nhà bằng các công cụ quan trọng này.
Kỷ nguyên 4.0 cùng với tốc độ phát triển mạng Internet như hiện nay cùng với các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội ngày càng phổ biến như Facebook, Zalo, Titok, Twitter, Instagram, Pinterest và YouTube, với số lượng người dùng rất lớn, đã được rất nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng như một kênh giao tiếp – kinh doanh hỗn hợp hiệu quả. Vì vậy việc ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá du lịch nói chung và quảng bá du lịch trên mạng xã hội nhằm phát triển du lịch tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nói riêng đã trở thành tất yếu.
2. Những khái niệm về quảng bá du lịch và mạng xã hội.
2.1. Khái niệm về quảng bá du lịch
Quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngành du lịch thu hút được khách du lịch từ thị trường nội địa và thị trường khách quốc tế. Ngành du lịch có trách nhiệm quảng bá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, di sản,… để giúp mọi du khách trải nghiệm điểm đến [4]. Quảng bá du lịch giúp du khách làm quen với địa điểm ngay cả trước khi đến thăm nó một cách cá nhân. Theo ngữ nghĩa quảng là rộng, mở rộng; bá là làm lan ra khắp cho mọi người đều biết. Như vậy có thể hiểu, quảng bá là làm lan rộng ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết. Từ đó, “quảng bá du lịch là thực hiện công tác giới thiệu rộng rãi khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch của một địa điểm, một vùng hoặc một lãnh thổ hay quốc gia,..” [5].
Quảng bá du lịch là bao gồm một chuỗi các hoạt động tuyên truyền quảng bá (promotion) các sản phẩm của ngành du lịch, trong đó chủ yếu là tập trung công cụ chính của nó là: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và quảng cáo trực tiếp [11].
Quảng bá du lịch là một thành phần của chiến dịch tiếp thị và nó tập trung vào lĩnh vực du lịch của nền kinh tế địa phương. Chiến dịch quảng bá du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức về ngành du lịch ở một khu vực nhất định và thu hút nhiều khách du lịch hơn đến địa điểm đó. Các chiến dịch quảng bá du lịch thường được phát triển và thực hiện bởi các tổ chức tiếp thị điểm đến, bao gồm các đại diện từ ngành du lịch địa phương, chẳng hạn như chủ khách sạn, nhà điều hành hoạt động và du lịch và chủ doanh nghiệp địa phương. Những cá nhân này làm việc cùng nhau như một nhóm để thúc đẩy các cơ hội có sẵn cho khách du lịch trong khu vực cụ thể đó [6].
Như vậy có thể hiểu quảng bá du lịch là một hoạt động có chủ đích của con người trong hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu tuyên truyền, giới thiệu thông tin, hình ảnh, sản phẩm du lịch của điểm đến của một địa phương, của một vùng hay hình ảnh của một quốc gia nhằm thu hút, kích thích nhu cầu đi du lịch của du khách.
2.2. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội hiện theo quy định tại Điều 3.22 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, “Mạng xã hội (social network) là một hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác” [2].
Như vậy, khái niệm về mạng xã hội rất rộng với đặc trưng cơ bản là cho phép người dùng đăng tải, chia sẻ thông tin và trao đổi với nhau. Việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội không bị giới hạn chỉ dành các quản trị viên mà còn cho phép người dùng đăng tin hoặc chia sẻ thông tin cho bạn bè trên cộng đồng mạng xã hội, thông tin đăng tải trên mạng xã hội rất đa dạng và có nhiều thông tin thu hút người xem, các thông tin này chủ yếu là do người dùng đưa lên.
Dịch vụ mạng xã hội có rất nhiều tính năng như chat, gởi thư, phim ảnh, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ dữ liệu,… Mạng xã hội đã làm thay đổi sự kết nối của cộng đồng, cư dân mạng được liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày cho hàng tỷ thành viên trên toàn cầu. Các dịch vụ của mạng xã hội có nhiều phương thức để các thành viên tìm kiếm kết nối bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm như ở cùng địa phương, cùng cơ quan, cùng sở thích, cùng các lĩnh vực quan tâm…
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng của ngành truyền thông trực tuyến, nó có cách tồn tại riêng trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cộng đồng mạng xã hội bao gồm các thành viên của cùng một nhóm xã hội như gia đình, bạn đồng lứa, người đồng cấp, đồng nghiệp…và sự phát triển không ngừng của môi trường trực tuyến dưới sự tương tác của cộng đồng mạng xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh trực tuyến [5],[6],[7].
2.3. Quảng bá du lịch trên mạng xã hội
Quảng bá du lịch trên phương tiện truyền thông xã hội bao gồm các hoạt động sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị thông tin về một điểm đến du lịch tới với cộng đồng những người sử dụng mạng xã hội. Đó là một chiến lược và quy trình có phương pháp rõ ràng để xây dựng hình ảnh, thông tin, từ đó tạo nên sự thu hút đối với khách hàng tiềm năng cũng là những người truy cập và sử dụng mạng xã hội [11].
Cùng với sự tiến bộ về công nghệ thông tin và nền tảng truyền thông xã hội, những thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng ở ngành công nghiệp du lịch. Những thay đổi về giá trị và phong cách sống, lịch làm việc kéo dài và thời gian giải trí rút ngắn đã làm cho khách du lịch có nhiều thông tin hơn, độc lập hơn và chủ nghĩa cá nhân hơn. Hợp tác với xã hội nền tảng phương tiện truyền thông, tiến bộ công nghệ mới. Hệ thống định vị toàn cầu, ảnh độ nét cao và thiết bị làm video, trí tuệ nhân tạo,… làm gia tăng khối lượng và phạm vi chia sẻ nội dung giữa các khách du lịch thông qua các ứng dụng truyền thông xã hội. Như vậy phương tiện truyền thông trên mạng xã hội và sự phát triển của công nghệ di động đã làm thay đổi hành vi của khách du lịch [6].
Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp một nền tảng hữu hiệu để người tiêu dùng công khai đánh giá cá nhân của họ về các điểm đến du lịch và do đó tạo điều kiện cho việc quảng bá truyền miệng phát triển. Dựa trên dữ liệu về các đánh giá của du khách, những người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ và cảm nhận của họ về điểm tham quan mà họ đã đến trong chuyến đi sẽ tác động đến những người chuẩn bị trải nghiệm dịch vụ hay lựa chọn điểm đến tiềm năng [3],[12].
2.4. Các nền tảng mạng xã hội
Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Tuyền thông cho thấy đến tháng 02/2022, có 76.95 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, tương đương 78.1% dân số. Các mạng xã hội rất đang dạng và phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến là Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram… [2],[10].
2.5. Vai trò của mạng xã hội đối với du lịch
Mạng xã hội với vai trò là công cụ giải trí: Nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển với việc bổ sung nhiều tính năng hỗ trợ cho người dùng như xem clip, nghe nhạc, chia sẻ hình ảnh, chia sẻ thông tin, quảng bá sản phẩm… mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ giải trí thu hút nhiều người sử dụng.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển và là xung hướng tất yếu của thời kỳ công nghiệp 4.0, sự hợp tác giữa những doanh nghiệp thương mại điện tử kết nối với mạng xã hội ngày càng chặt chẽ nhằm tiếp cận dễ dàng một lượng khách hàng rát lớn trên cộng đồng mạng xã hội [12].
Tích hợp mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, là công cụ quảng bá hữu hiệu của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0. Việc quảng cáo, quảng bá và rao bán sản phẩm trên internet phát triển mạnh mẽ và tất yếu. Các trang mua bán hàng, quảng bá sản phẩm phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội là xu hướng dịch chuyển một thị phần không nhỏ từ các chuyên trang web mua bán sang mạng xã hội [3],[12].
2.6. Tác động của mạng xã hội đối với du lịch
Mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến được nhiều người Việt Nam sử dụng. Theo Báo cáo tổng quan Digital Việt Nam 2022, lượng người dùng mạng xã hội thường xuyên ở Việt Nam tính đến tháng 02/2022 là 77 triệu người, chiếm 78% tổng dân số. Số lượng này tăng thêm 5 triệu người so với thời điểm tháng 01/2021. Ở Việt Nam, thời gian trung bình một người sử dụng mạng xã hội là 2 giờ 28 phút trong một ngày. Các nền tảng mạng xã hội hàng đầu ở Việt Nam với số người dùng internet sử dụng tương ứng Facebook 98%, Youtube 89%, Zalo 74%. Ngoài ra, Tiktok, Instagram, Pinterest cũng đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng thu hút nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ thế hệ Z (nhóm từ 13 đến 25 tuổi). Mạng xã hội đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, theo khảo sát thì có tới 58% người dùng internet cho biết họ sử dụng cho mục đích trao đổi thông tin, giải quyết công việc [6].
Theo báo cáo Vietnam Digital Advertising 2019 do Adsota (Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo di động chuyên nghiệp tại Việt Nam) phát hành ngày 21/2/2020, trong năm 2019, trên tổng số dân người Việt đã có trên 64 triệu người hiện đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng; trung bình hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút – tương đương với 1/4 ngày để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong số đó, khoảng 2,5 giờ là dành để truy cập vào các mạng xã hội, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút [9].
Vì vậy, khi truy cập các trang Facebook, Youtube, Zalo… không khó nhận thấy nhiều doanh nghiệp du lịch đang quảng bá các sản phẩm của mình và nhận được rất nhiều tương tác từ khách hàng. Đây đang được xem là xu hướng mới mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Qua đó, cũng tiếp tục khẳng định internet đóng vai trò vô cùng quan trọng và trở thành kênh thông tin quan trọng cho du khách lựa chọn điểm đến du lịch của mình trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, cần nghiên cứu, quan tâm nhiều hơn kênh quảng bá này để bắt kịp xu hướng và tăng tính tương tác trong quảng bá hình ảnh du lịch của huyện Thạnh Phú đến với khách du lịch sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Tạo nhu cầu du lịch: mọi người lên mạng xã hội chia sẻ mọi điều về cuộc sống, những chuyến đi khám phá vùng các đất mới. Mạng xã hội là nơi cập nhật những hình ảnh đi du lịch, phượt, cảnh quan ở khắp nơi trên thế giới. Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Tiktok,… đều chú trọng nâng cấp bổ sung các tính năng mới giúp cho người dùng dễ dàng chia sẻ ảnh và kết nối, những chia sẻ kèm ảnh luôn nhận được nhiều like, comment, shares của cộng đồng mạng xã hội [4],[5]
Tất cả vô hình tạo nên sự nhu cầu trong mỗi con người, để họ cũng được đặt chân tới những vùng đó, để cảm nhận và chia sẻ, rõ ràng mạng xã hội đã có tác động to lớn trong việc hình thành nên nhu cầu du lịch từ cộng đồng người dùng của nó.
Tìm kiếm thông tin tour, điểm đến: Google là bộ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, thông tin được tra cứu và tìm kiếm dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, những thông tin nóng, trực tiếp sẽ được tìm thấy dễ dàng hơn trên Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter,… mỗi người dùng mạng xã hội đều có thể tự phát tán thông tin nhanh chóng [11].
Chia sẻ thông tin về chuyến đi: Mạng xã hội phát triển là điều tất yếu và chúng ta sẽ tận dụng các thế mạnh của nó khai thác sự ủng hộ của khách hàng sau mỗi chuyến đi [5].
Mạng xã hội hiện nay được nhiều doanh nghiệp ứng dụng dưới trò như một kênh tiếp thị trực tuyến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.7. Bài học kinh nghiệm
Các địa phương trên cả nước đã có hoạt động đón khách du lịch và đã có những thay đổi để bắt kịp xu thế của thời đại. Các hoạt động quảng bá du lịch vì thế cũng trở nên đa dạng về hình thức và nội dung. Trong đó, các nền tảng mạng xã hội ngày càng được các địa phương trọng và ứng dụng vào việc quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao.
Những huyện có các hoạt động quảng bá du lịch địa phương thông qua mạng xã hội nổi bật, hiệu quả cũng góp phần thúc đẩy kênh quảng bá này được ứng dụng rộng rãi hơn. Huyện Thạnh Phú cần nhìn vào các huyện đảo đã thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch thông qua các nền tảng mạng xã hội để xây dựng một chiến lược kịp thời và phù hợp.
Bên cạnh các giải pháp duy trì hình ảnh du lịch của huyện, ngành du lịch Bến Tre cũng triển khai nhiều nội dung tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Thạnh Phú nói riêng đến các thị trường khách tiềm năng.
3. KẾT LUẬN
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng mạng xã hội cho việc quảng bá du lịch đang tăng lên nhanh chóng và nó đang dần ảnh hưởng đến cuộc sống và các quyết định của chúng ta.
Dựa trên tổng quan tài liệu, cần phải đề cập rằng không có phương pháp sử dụng mạng xã hội phức tạp và phát triển đầy đủ nào trong ngành du lịch, khách sạn và ẩm thực, tuy nhiên, dựa trên số lượng nghiên cứu ngày càng tăng, rõ ràng là các chủ thể khác nhau đang tìm kiếm cơ hội mới và cách để hiểu nhu cầu và thói quen thay đổi của du khách.
Rõ ràng là, trong một thế giới không ngừng phát triển, công nghệ hiện là xương sống của bất kỳ lĩnh vực nào và ngành du lịch là một điển hình, thời đại kỹ thuật số lên ngôi, có thể nói rằng “đi du lịch qua mạng xã hội” và đó là điều được du khách quan tâm nhất đặc biệt là ở tỉnh Bến Tre với tiềm năng du lịch còn rất lớn. Các công ty du lịch lớn khai thác tất cả các mạng xã hội có thể để thực hiện “Quảng bá, truyền thông xã hội” đầy đủ và phát triển các chiến dịch tiếp thị hiệu quả.
Tóm lại, bài nghiên cứu này nhằm đóng góp vào việc ứng dụng và sự cần thiết của việc quảng bá du lịch qua mạng xã hội, nêu lên vai trò và tác động của mạng xã hội đối với việc phát triển du lịch ở huyện Phú Thạnh, tỉnh Bến Tre.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2021, Tổng cục du lịch, 2022.
Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021
Nguyễn Mai Chinh (2022), Một số giải pháp truyền thông nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, Tập 8, Số 1, Tháng 03/2022.
Phan Thị Huệ (2015), Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ thông tin – Thư viện.
Nguyễn Hoàng Minh Huy (2015), Phát triển hệ thống thông minh trên mạng xã hội, Luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin.
Nguyễn Thị Thanh Huyền and Vũ Thị Tuyết Mai (2020), Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Chia Sẻ Video Quảng Cáo Của Người Tiêu Dùng Trên Mạng Xã Hội, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia CITA 2020 “CNTT và ứng dụng trong các lĩnh vực”.
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Phát triển du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0, NXB ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2018.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2018), Luật An ninh mạng ban hành theo văn bản số 24/2018/ QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017), Luật Du lịch ban hành theo văn bản số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2017.
Quyết định số 874/QĐ-BTTT (2021), Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021
Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Vân (2019), Mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, Tập 128, Số 6D, 2019, Tr. 17-35.
Thương mại Điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý, 2021, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Thách thức và Giải pháp, Tạp chí Di Sản Văn Hóa, số 3 (56)-2016.
Quyết định 147/QĐ-TTg 2020 chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, 2020.
Tiếng Anh
Ahmed Ranjha (2010), Promoting Tourism in Abu Dhabi using Social Media, Royal Institute of Technology School of Computer Science and Communication.
Ali Al-Badi, Ali Tarhini và Salima Al-Sawaei (2017), Utilizing Social Media to Encourage Domestic Tourism in Oman, International Journal of Business and Management; Vol. 12, No. 4; 2017, Published by Canadian Center of Science and Education.
Alžbeta Kiráľová, Antonín Pavlíčeka (2014), Development of Social Media Strategies in Tourism Destination, Procedia – Social and Behavioral Sciences 175 ( 2015 ) 358 – 366.
Bora Ly, Romny Ly (2020), Effect of social media in tourism, Case in Cambodia, Journal of Tourism & Hospitality, J Tourism Hospit, Vol. 9 Iss. 1 No: 424.
Darmawan Damanik , Suci Sandi Wachyuni , Kadek Wiweka and Ari Setiawan (2019), The Influence of Social Media on the Domestic Tourist’s Travel Motivation Case Study: Kota Tua Jakarta, Indonesia, Current Journal of Applied Science and Technology; Article no.CJAST.50495, 1-14,2019.
Gretzel, U. (2018). Tourism and Social Media. In Cooper, C., Gartner, W., Scott, N. & Volo, S. (Eds.). The Sage Handbook of Tourism Management, Volume 2, pp. 415-432. Thousand Oaks, CA: Sage.