Tiền mã hóa là gì? Giới thiệu sơ lược về Tiền mã hóa
Định nghĩa về tiền mã hóa
Tiền mã hóa là gì? Tiền mã hóa (Cryptocurrency) được biết đến rộng rãi với đồng tiền Bitcoin [1] do Satoshi Nakamoto đưa ra vào năm 2009 trong một bài báo mang tên “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System – Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng“, được kỳ vọng sẽ trở thành hình thức giao dịch, trao đổi và thanh toán chung tối ưu trên Internet và phạm vi toàn cầu, dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain [2]. Bạn có thể định nghĩa một cách đơn giản về tiền mã hóa thế này:
Tiền mã hoá là một loại tiền kĩ thuật số sử dụng mật mã để bảo mật. Tiền mã hoá rất khó bị làm giả vì tính năng bảo mật này. Nhiều loại tiền mã hoá là các hệ thống phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain (được hiểu là một sổ cái được phân tán và chia sẻ bằng mạng lưới gồm nhiều máy tính khác nhau) nên an toàn, hoạt động 24/7 và khó bị sụp đổ.
Tính pháp lý của Tiền mã hóa
Chính phủ các nước có những thái độ khác nhau với tiền mã hóa, gồm chấp nhận, không chấp nhận và không cấm, không hợp thức hóa.
Xem thêm: Tình trạng pháp lý của bitcoin theo quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
Việt Nam là một trong các quốc gia cấm giao dịch và thanh toán bằng tiền mã hóa (Nguồn: Thông cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác), các cơ quan báo chí chính thống thường gọi tiền mã hóa là “tiền ảo” nhưng cách gọi như vậy là hoàn toàn sai bản chất, chúng tôi sẽ làm rõ ở phần so sánh các loại tiền ở bên dưới.
Một dấu hiệu tích cực gần đây cho tiền mã hóa là giữa năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền mã hóa dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) (Nguồn vov.vn).
Tiền mã hóa là gì mà dù chưa hợp pháp nhưng vẫn được nhiều người quan tâm?
Tính năng đặc biệt được cho là sức hấp dẫn chính của của tiền mã hoá là bản chất hệ thống phi tập trung của nó. Tiền mã hoá không được ban hành bởi bất kì ngân hàng trung ương nào, khiến về mặt lí thuyết chúng miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ.
Chúng ta có thể liệt kê một số lợi ích của tiền mã hóa:
1. Tiền mã hóa chuyển tiền nhanh với chi phí thấp (do cắt bỏ các khâu trung gian như ngân hàng và thị trường trực tuyến), đặc biệt là chuyển tiền xuyên biên giới
2. Giao dịch tiền mã hóa không thể sửa đổi vì được lưu trữ trên Blockchain, công nghệ làm tăng độ tin cậy, tính bảo mật, tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc dữ liệu.
– Đảm bảo bí mật: Mọi giao dịch được thực hiện với người chuyển và người nhận là duy nhất. Lịch sử tài chính là quyền riêng tư và danh tính được bảo vệ.
– Bảo mật cao: Khi bạn thực hiện giao dịch bằng tiền mã hóa, bạn không thể đảo ngược nó, kỹ thuật mã hóa đáng tin cậy được sử dụng trong suốt quá trình giao dịch tiền mã hóa để bảo vệ khỏi tin tặc và giả mạo thông tin.
3. Tiền mã hóa sẽ đem lại cho người tham gia mua bán (trading) hoặc đầu tư nắm giữ (holding) lợi nhuận lớn
4. Tiền mã hóa được coi là một loại tài sản không mất giá (Bitcoin được ví như kim cương).
5. Tiền mã hóa là một công cụ để loại trừ lạm phát, hệ quả của việc cung tiền fiat (tiền pháp chế) quá mức
Xem thêm: Lợi ích của tiền mã hóa
Loại tiền mã hoá đầu tiên dựa trên Blockchain là Bitcoin, hiện vẫn là loại tiền mã hoá phổ biến và có giá trị nhất. Ngày nay, có hàng ngàn loại tiền mã hoá thay thế với các chức năng hoặc thông số kĩ thuật khác nhau. Tổng giá trị thị trường tiễn mã hóa vào ngày 23/9/2021 là 1940 tỷ USD (Theo CoinMarketCap).
Xem thêm: Những đồng tiền mã hóa hiện đang được giao dịch tại CoinMarketCap hoặc CoinGecko
Những mặt hạn chế của tiền mã hóa
Mặt khác, lĩnh vực blockchain, phát triển và phát hành game online, tiền mã hóa (cryptocurrency) là một trong những lĩnh có tốc độ tăng trưởng cao với hiệu xuất và hiệu quả kinh tế cao, được nhiều quốc gia coi là ngành kinh tế đầy tiềm năng, cần khuyến khích phát triển.
Có một số bất lợi kinh doanh khi sử dụng tiền điện tử:
1) Có thể bị mất ví hoặc xóa tiền tệ của bạn. Cũng đã có những vụ trộm từ các trang web cho phép bạn lưu trữ tiền mã hóa của mình từ xa.
2) Giá trị của tiền mã hóa có thể thay đổi với biên độ cao, vì vậy một số người không cảm thấy nó là an toàn.
3) Thị trường tiền mã hóa không được quản lý và giám sát bởi Cơ quan quản lý tài chính, vì vậy không có quy tắc nào được đưa ra để bảo vệ các chủ sở hữu.
4) Nếu các công ty hoặc người tiêu dùng chuyển sang một loại tiền mã hóa mới hoặc ngừng sử dụng hoàn toàn các loại tiền kỹ thuật số, nó có thể mất giá trị và trở nên vô giá trị.
5) Các sàn giao dịch tiền mã hóa rất dễ bị tấn công mạng, điều này có thể dẫn đến tổn thất không thể khắc phục được đối với khoản đầu tư của bạn.
6) Tiền mã hóa có thể dễ bị lừa đảo, cơ quan chức năng gặp khó khăn khi kiểm soát việc rửa tiền và tài trợ khủng bố. (các báo cáo đã tiết lộ rằng năm 2020 tổng số tội phạm liên quan đến tiền mã hóa lên tới 10,52 tỷ đô la. trong đó lừa đảo và gian lận chiếm 67,8% tổng số tội phạm tiền điện tử).
Chính vì tiền mã hóa có cả lợi, có cả hại nên là lĩnh vực còn đang gây nhiều tranh cãi, số tỷ phú giàu nhất thế giới ủng hộ cũng nhiều và số tỷ phú phản đối cũng không ít, trong khi Elon Musk và Mark Zuckerburg ủng hộ thì Warren Buffett lại phản đối vì cho rằng tiền mã hóa không có giá trị thực và không thể tái sản xuất.
Ở qui mô quốc gia thì số quốc gia công nhận tiền điện tử chiếm đa số, số quốc gia chưa công nhận thì chỉ có 6-7 quốc gia mà thôi.
Ngay trong số các quốc gia công nhận tiền điện tử thì cách công nhận cũng khác nhau, trong khi Mỹ chọn cách lãnh đạo tiền mã hóa làm cho nó trong sạch hơn thì Singapore đang tìm cách củng cố để trở thành:
- trung tâm tiền mã hóa của Đông Nam Á,
- là sân chơi chính cho các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển tiền mã hóa Châu Á (bao gồm cả Trung Quốc),
- là môi trường thuận lợi cho những người yêu thích tiền mã hóa,
- đồng thời cũng dần hoàn thiện các qui định để kiểm soát và xử phạt nghiêm khắc các hành vi phạm.
Xem thêm: Hạn chế về mặt kỹ thuật của tiền mã hóa
Tiền mã hóa: Coin & Token
Coin là một loại tiền mã hóa được phát sinh trên nền tảng Blockchain còn token không được sinh ra trên Blockchain mà được lập trình và hoạt động trên nền tảng của Blockchain.
Đặc điểm | Coin | Token |
Nền tảng | Nền tảng riêng | Sử dụng nền tảng của Coin |
Tính năng | Lưu giữ giá trị | Tiện tích |
Ví (Walelt) | Có ví riêng | Sử dung chung ví với Coin |
Ví dụ | Một số Coin điển hình trên thị trường hiện tại như: Bitcoin, Ethereum, Cardano, Stellar, Litecoin,… | Một số Token lớn trên thị trường hiện tại như: Tether – USDT, USDC, AXS, C98,… |
Xem thêm: video bài giảng giới thiệu về Tiền mã hóa của trường MIT
Blockchain và Tiền mã hóa là hai khái niệm khác nhau
Khá nhiều người mới tìm hiểu về Tiền mã hóa thường sẽ ngộ nhận là Blockchain và Tiền mã hóa giống nhau. Nhưng thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Blockchain là công nghệ lưu trữ dữ liệu theo khối, phân tán và phi tập trung. Còn Tiền mã hóa chỉ là một ứng dụng trong rất nhiều ứng dụng của Blockchain như NFTs, truy xuất nguồn gốc nông sản, lưu trữ hồ sơ bệnh án,…
Tiền mã hóa được tạo ra trong quá trình xác minh giao dịch trên Blockchain (coin) hoặc được tạo ra thông qua Smart-contract được viết cho một Blockchain nào đó (token).
Một số thống kê thú vị về tiền mã hóa có thể bạn chưa biết
Về giá trị thị trường
Tiền mã hóa là gì mà tại sao cả thế giới và thị trường tài chính đang đảo điên về nó? Bạn có biết:
- số nhà đầu tư sở hữu tiền mã hóa (cryptocurrency) trên toàn cầu đã lên đến trên 300 triệu người (tháng 7/2021),
- tổng vốn hoá của tiền mã hóa toàn cầu là 2.800 tỷ USD, lớn hơn tổng GDP của Pháp, xấp xỉ bằng GDP của Anh và Đức;
- tổng giá trị giao dịch tiền mã hóa toàn cầu mỗi ngày cỡ 150 tỷ USD, lớn hơn 4,3 lần tổng GDP Việt Nam và lớn gấp 132 lần tổng giá trị giao dịch chứng khoán Việt Nam mỗi ngày.
Về đặc thù người sở hữu tiền mã hóa
Bạn có biết theo khảo sát các chủ sở hữu tiền mã hóa ở Mỹ và Anh thì họ đều là những người giàu có và có học vấn. Cụ thể:
- ở Mỹ có hơn 70% chủ sở hữu có thu nhập năm trên 1 triệu USD,
- còn ở Anh có hơn 40% có thu nhập năm trên 200.000 bảng Anh;
- về học vấn thì ở Mỹ có 17% có trình độ tiến sĩ và chỉ có 9% chưa tốt nghiệp đại học,
- còn ở Anh có 21% có trình độ tiến sĩ và chỉ có 7% chưa tốt nghiệp đại học (số còn lại là trình độ đại học).
So sánh giữa thị trường tiền mã hóa và thị trường chứng khoán Việt Nam
Bạn có biết số người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa đã lên đến 5,96 triệu người, nhiều hơn 1,52 lần tổng số tài khoản trên sàn chứng khoán Việt Nam (3,9 triệu tài khoản), chiếm 1,97% tổng số người sở hữu tiền mã hóa trên toàn cầu.
Bạn có biết lượng giao dịch của riêng 3 đồng tiền mã hóa AXS, COIN98 và ELMON, do người Việt Nam phát hành đã tương đương một nửa tổng giao dịch của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam mỗi ngày.
Nên nhớ rằng 3 công ty phát hành AXS, COIN98 và ELMON chỉ có qui mô 40 nhân viên cho mỗi công ty (có nghĩa là chỉ có 120 người đã tạo ra lượng giao dịch tiền bằng một nửa toàn bộ giao dịch chứng khoán Việt Nam).
Cần lưu ý rằng khoảng 98% lượng tiền giao dịch là của nước ngoài, không nên hoảng hốt vì sao người Việt lại giao dịch nhiều tiền thế.
Về phía doanh nghiệp
Bạn có biết đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới đã chấp nhận thanh toán mua hàng bằng tiền mã hóa, đó là Microsoft, AT&T, BMW, KFC, Coca Cola, Starbucks, Paypal, WikipediA, ExpressVPN, Subway, Booking, Avnet, Expedia, Hội chữ thập đỏ Mỹ và hàng chục thương hiệu lớn khác.
Bạn có biết đã có nhiều câu lạc bộ bóng đá lớn trên thế giới, đã phát hành các token tiền mã hóa của riêng mình cho các fans hâm mộ, đó là: Manchester City (UK),
- Paris Saint-Germain (Pháp),
- Barcelona (Tây Ban Nha)
- và của AC Milan (Italy),
Trong đó PSG đã dùng token để trả một phần trong số 35-40 triệu EURO phí chào sân cho Lionel Messi khi anh gia nhập PSG vào tháng 8/2021.
Về “vị vua của tiền mã hóa – King of cryptocurrency”
Bạn có biết, từ năm 2012 đến năm 2021, trong vòng có 9 năm giá của đồng Bitcoin đã tăng hơn 540.000%, đồng nghĩa với việc ai đầu tư mua 1.000 USD Bitcoin vào năm 2012 thì đến năm 2021 họ đã có tài sản 6,4 triệu USD đô la.
Và thực tế là trong danh sách các tỷ phú của Forbes đã có tới 12 tỷ phú tiền mã hóa, trong đó người giàu nhất có giá trị tài sản lên đến 8,7 tỷ USD (bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên và chủ chốt, chiếm đến 45% giá trị của tiền điện tử).
Với những thông tin trên chúng ta có thể hiểu cơ bản tiền mã hóa là gì và có thể đồng ý với nhau rằng tiền mã hóa (Crypto Currency) sẽ là xu thế khó đảo ngược của xã hội loài người.
Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt là thế hệ công nghệ thông tin trẻ Việt Nam, bởi việc phát triển các hệ thống ứng dụng trên nền công nghệ blockchain là lĩnh vực mà người Việt có sở trường và Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và có cơ hội đứng vào top 10 quốc gia trên toàn cầu.
Những lưu ý khi tham gia thị trường tiền mã hóa Việt Nam
Có rất nhiều phản hồi không tích cực về tiền mã hóa tại Việt Nam, đặc biệt là các phản hồi về việc nhiều bạn bè người thân mất trắng vì sàn sập, vì đa cấp và lừa đảo. Vậy nên, trước khi tham gia vào thị trường chúng ta cần phân biệt rõ 3 đối tượng tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa, đó là:
- công ty/tổ chức phát hành,
- nhà đầu tư (tổ chức hoặc cá nhân) và
- người sở hữu tiền mã hóa.
Trong đó người lừa đảo thường là công ty/tổ chức phát hành tiền mã hóa, còn người bị lừa đảo là nhà đầu tư và người sở hữu tiền mã hóa.
Những mảng tiêu cực của thị trường tiền mã hóa Việt Nam
Những tiêu cực của tiền mã hóa Việt Nam có 3 nhóm: Đa cấp lập các sàn tiền mã hóa giả mạo, các sàn Binary Option (BO) giả mạo và các công ty phát hành tiền mã hóa huy động vốn lớn của các nhà đầu tư nhưng không phát triển được mobile game hoặc tiền mã hóa như cam kết.
Mảng kinh doanh tiền mã hóa giả mạo, giả mạo cả website lẫn các đồng tiền có tên giống hệt các đồng tiền mã hóa thật như BITCOIN, ETH, BNB, USDT, SOL, ADA, với mô hình đa cấp, cam kết lợi nhuận và hoa hồng cao theo mô hình kim tự tháp, lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước.
Khi nguồn tiền huy động lên đến hàng ngàn tỷ thì đánh sập sàn khiến người sở hữu tiền mã hóa mất trắng, đã được báo chí đăng nhiều, cơ quan công an đã khởi tố vụ án lừa đảo.
Mảng kinh doanh Binary Option (BO) giả mạo cũng tương tự, lập sàn BO giả sàn BO quốc tế, cũng sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp với cam kết lợi nhuận cao cho người đầu tư và chia hoa hồng cao khi lôi kéo được nhà đầu tư mới.
Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các chủ sàn sẽ can thiệp vào giá, điều chỉnh thắng thua để chiếm đoạt tiền hoặc đánh sập hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền của nhà đầu tư, cũng đã được báo chí đăng nhiều và cơ quan công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mảng thứ 3 là những công ty phát triển một hoặc vài dự án về tiền mã hóa, rồi đi huy động vốn của các nhà đầu tư, nhưng hoặc là chiến lược phát triển sản phẩm không đúng, ngắn hạn hoặc đội ngũ phát triển ứng dụng chưa tốt hoặc là chủ dự án ngay từ đầu lập ra dự án chỉ với mục đích chính là để thu hút vốn của các nhà đầu tư.
Kết quả cuối cùng là dự án không thành công, đồng tiền mã hóa không nên được sàn quốc tế, hoặc khi lên sàn thì đồng tiền mã hóa rớt giá, số lượng giao dịch ít. Dù vì bất cứ nguyên nhân gì thì các nhà đầu tư cũng bị mất trắng số tiền đầu tư.
Số dự án như vậy tỷ lệ thấp thì không có vấn đề, bởi đã đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro thôi, nhưng khi mà tỷ lệ thất bại cao quá mức thì sẽ tạo ra hình ảnh xấu cho các công ty blockchain, mobile game, crypto Việt Nam cũng như cho cả Việt Nam.
Mảng tiêu cực thứ nhất và thứ 2 thực ra không phải là tiền mã hóa mà là giả mạo và mượn danh tiền mã hóa, làm tiền mã hóa bị tiếng xấu oan.
Những mảng tích cực của thị trường tiền mã hóa Việt Nam
Đó là những công ty có chiến lược sản phẩm (tiền mã hóa) sáng, dài hạn, quốc tế hoá, minh bạch, cam kết rõ ràng, có đội ngũ phát triển sản phẩm và marketing tốt, có mạng lưới và cộng đồng quốc tế rộng dãi nên đã thành công.
Những công ty đóng góp vào mảng sáng này cho Việt Nam có thể kể đến các công ty sở hữu các đồng AXS, COIN98.
Một trong những người thành công kể trên nói rằng:
“hình ảnh Việt Nam vẫn rất tốt với các nhà đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn đánh giá rất cao các công ty blockchain Việt Nam, luôn sẵn sàng đầu tư vào các dự án mới, “tiền không thiếu, muốn là có, miễn là ý tưởng tốt, minh bạch, rõ ràng”.
Những mảng còn chưa rõ ràng trong thị trường
Đấy là việc hầu hết các công ty blockchain – tiền mã hóa Việt Nam đều đã đăng ký kinh doanh tại Singapore.
Và tất nhiên về mặt pháp lý đấy là công ty Singapore, hoạt động theo luật Singapore, mặc dù các công ty ấy có 80%, thậm chí 100% nhân viên bao gồm cả sáng lập công ty là người Việt Nam, trụ sở chính đặt ở Việt Nam, mặc dù các ông chủ công ty chỉ thích sống và làm việc ở Việt Nam.
Xem thêm: Tổng quan thị trường tiền mã hóa Việt Nam
Bảng và phân biệt các loại tiền
Định nghĩa
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) là gì? | Tiền pháp định là tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, qui định, công nhận hợp pháp.
Hầu hết các loại tiền giấy hiện đại là tiền pháp định, bao gồm đồng đô la Mỹ, đồng euro, Việt Nam đồng và các loại tiền tệ lớn khác trên toàn cầu. Ngày nay số lượng đồng tiền fiat điện tử (tiền điện tử) chiếm phần lớn các giao dịch. |
Tiền ảo (Virtual Currency) là gì? | Là một loại tiền kỹ thuật số chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không ở dạng vật lý.
Tiền ảo được coi là một tập hợp con của nhóm tiền kỹ thuật số, thường được dùng trong nội bộ một hệ thống nào đó như game, xu ảo, điểm thưởng,… |
Tiền mã hóa (Crypto Currency) là gì? | Tiền mã hóa là gì? Tiền mã hoá là một loại tiền kĩ thuật số sử dụng mật mã để bảo mật.
Tiền mã hoá rất khó bị làm giả vì tính năng bảo mật này. Nhiều loại tiền mã hoá là các hệ thống phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain (được hiểu là một sổ cái được phân tán và chia sẻ bằng mạng lưới gồm nhiều máy tính khác nhau) nên an toàn, hoạt động 24/7 và khó bị sụp đổ. Ví dụ một số đồng tiền mã hóa mà VNEconomics đánh giá cao là: Pi Network, đồng ADA,… |
Tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là gì? | Bao gồm: tiền ảo, tiền mã hóa, tiền điện tử |
Chức năng
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Công cụ, phương thức thanh toán cho cả quốc gia. Mỗi quốc gia có 1 đồng tiền pháp định riêng và đơn vị tính khác nhau.
Ví dụ: Mỹ – USD, Việt Nam – VNĐ |
Tiền ảo | Được sử dụng, chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử giữa các thành viên trong một cộng đồng cụ thể. |
Tiền mã hóa | Có chức năng như một phương tiện trao đổi giá trị trong một hệ thống kinh tế ngang hàng:
• Chức năng mua hàng • Chức năng đầu tư • Chức năng khai thác • Chấp nhận thanh toán |
Tiền kỹ thuật số | Có khả năng sử dụng như tiền vật lý nhưng kèm theo các đặc tính của kỹ thuật số là giao dịch tức thì và chuyển tiền xuyên biên giới. |
Phát hành
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Chính phủ |
Tiền ảo | Được tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển. |
Tiền mã hóa | Dựa trên các nền tảng công nghệ blockchain từ đó bộ phận các nhà phát triển cho ra các loại tiền theo từng nền tảng, phát hành vào cộng đồng chấp nhận tiền mã hóa thanh toán cho giao dịch |
Tiền kỹ thuật số | Nếu được phát hành bởi một ngân hàng trung ương của một quốc gia theo hình thức quy định, nó được gọi là Tiền tệ kỹ thuật số Ngân hàng trung ương.
Trong trường hợp thứ hai, nó đủ điều kiện để được gọi là tiền ảo và có thể nằm dưới sự kiểm soát của các nhà phát triển tiền tệ, tổ chức sáng lập hoặc giao thức mạng được xác định, thay vì được kiểm soát bởi một cơ quan quản lý tập trung. |
Phạm vi giao dịch
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Toàn lãnh thổ quốc gia. |
Tiền ảo | Trong cộng đồng nhà phát triển và người chấp nhận sử dụng. |
Tiền mã hóa | Cộng đồng tiền mã hóa |
Tiền kỹ thuật số | Tiền tệ kỹ thuật số là vô hình và chỉ có thể được sở hữu và giao dịch bằng cách sử dụng máy tính hoặc ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các mạng được chỉ định |
Kiểm soát
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Chính phủ |
Tiền ảo | Không được kiểm soát, phát hành bởi chính phủ |
Tiền mã hóa | Không bị kiểm soát bởi chính phủ. |
Tiền kỹ thuật số | Tùy thuộc vào nhà phát hành là đội ngủ phát triển tiền tệ cá nhân hay chính phủ quốc gia. |
Tính đảm bảo
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Pháp luật Nhà nước hiện hành. |
Tiền ảo | Bởi đội ngũ nhà phát hành. |
Tiền mã hóa | Được bảo mật rất chặt chẽ và an toàn |
Tiền kỹ thuật số |
Tính minh bạch
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Không cao, do phát sinh các vấn đề tham nhũng, lạm phát… |
Tiền ảo | Chịu ảnh hưởng bởi tiền pháp định |
Tiền mã hóa | Không bị lạm phát, không bị làm giả. |
Tiền kỹ thuật số |
Tính an toàn
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Tiền được gửi đến các ngân hàng cất giữ để đảm bảo an toàn thay vào đó, ngân hàng sẽ mang tiền của bạn đi đầu tư và chi trả hoa hồng lại cho bạn một khoản nhỏ – gọi là lãi suất tiền gửi |
Tiền ảo | Dựa vào các tính năng và chuẩn bảo mật khi xây dựng hệ thống của nhà phát triển |
Tiền mã hóa | Sử dụng mật mã học để xác thực và bảo mật các giao dịch. |
Tiền kỹ thuật số |
Lưu trữ
Tiền pháp định (Fiat, tiền mặt tiền vật lý, tiền điện tử) | Kho bạc, ngân khố quốc gia. |
Tiền ảo | Được lưu trữ và giao dịch chỉ thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động hoặc máy tính hoặc qua ví kỹ thuật số chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua Internet hoặc qua các mạng chuyên dụng an toàn |
Tiền mã hóa | Ví lưu trữ tiền mã hóa |
Tiền kỹ thuật số | Tài khoản tiền kỹ thuật số có thể được lưu trữ điện tử trên một chiếc thẻ hoặc thiết bị khác |
——-
Chú thích:
.[1]: Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT…) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.
Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet.
Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain.
Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.
Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí.
Đến tháng 7 năm 2018, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá hơn 109 tỷ đô la Mỹ – là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất.
Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.
Thuật ngữ Bitcoin được viết hoa khi nhắc tới như một giao thức, phần mềm, hoặc cộng đồng và được viết thường khi được nhắc tới như một đơn vị tiền tệ.
.[2]: Mọi dữ liệu trên mạng Internet đều rất dễ dàng bị sao chép, mỗi giao dịch tiền kỹ thuật số cũng chỉ là một khối thông tin.
Bình thường, khi giao dịch trực tuyến, chúng ta sẽ cần đến một bên trung gian thứ ba mà chúng ta tin tưởng (ví dụ ngân hàng hay một người trung gian được tin cậy) với một cơ sở dữ liệu tập trung để xác minh giao dịch nhằm chống gian lận khi kẻ gian sử dụng lại khối thông tin này nhiều lần.
Công nghệ blockchain đã giải quyết được bài toán này mà không cần tới bên trung gian thứ ba tin cậy.
Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch.
Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính ngang hàng trên thế giới cập nhật và bảo trì.
Giao dịch khi A gửi X bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả các máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác.
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ; các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó.
# tiền mã hóa là gì ?
VNEconomics – Chúng tôi mong muốn đem tri thức khoa học, công nghệ, kinh tế đến với nhiều người Việt Nam. Đặc biệt là kiến thức về Blockchain & tiền mã hóa