Từ năm 2021 đến nay, các thương hiệu nỗ lực phát triển doanh thu bằng cách bán các sản phẩm của họ ở dạng NFT. Vào tháng 8/2021, bộ sưu tập NFT “Chiếc hộp tình bạn Coca-Cola” do Coca-cola kết hợp với nền tảng ứng dụng avatar ảo 3D Tafi thực hiện, được bán đấu giá trên sàn giao dịch Opensea với mức giá vô cùng ấn tượng, lên đến 540.000 USD.
Vào cuối năm ngoái, thương hiệu thể thao Adidas cũng tham gia vào metaverse và thiết kế tổng cộng 30.000 NFTs. Tất cả đều được bán hết sạch chỉ trong vòng vài phút sau khi phát hành. Các thương hiệu khác cũng lần lượt tham gia vào thị trường NFT tiềm năng. Hãng trang sức Tiffany & Co đãra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên vào ngày 5/8 là“NFTiffs”.
Theo một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Huobi, 17% các thương hiệu trong Vogue Business Indess đang tìm mọi cách để phát triển chiến lược kinh doanh của họ cùng NFT. Xu hướng này cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cậncủa các thương hiệu đối với khách hàng của họ.
Vậy chính xác NFT là gì, tại sao lại thu hút sự chú ý đến từ các thương hiệu như vậy vậy? NFT khác với các loại tài sản mã hóa thông thường như thế nào? Và NFT đơn thuần chỉ là sự cường điệu hay đây chính là dấu hiệu của một làn sóng công nghệ mới.
NFT khác với tiền kỹ thuật số như thế nào?
NFT là viết tắt của Non-fungible token. Vậy để hiểu non-fungible token là gì, trước tiên chúng ta cần hiểu được định nghĩa của fungible token. Fungible token là các token phổ biến hiện nay như Bitcoin và Ethereum – là những loại token có thể phân chia và trao đổi với các token khác.
Ví dụ: Bitcon của tôi và của bạn giống hệt nhau, miễn là số lượng vẫn được giữ nguyên thì sẽ không có vấn đề gì nếu tôi trao đổi số Bitcoin của tôi cho bạn. 1 bitcon có thể được chia liên tục thành 0,5; 0,2; 0,1 bitcoin hoặc thậm chí là còn ít hơn nữa. Còn một NFT thì sẽ là duy nhất và nó sẽ không thể bị chia nhỏ.
NFT là loại data duy nhất trên blockchain mà có thể liên kết với đồng thời các đối tượng bản vật lý cũng như kỹ thuật số nhằm cung cấp một bằng chứng về quyền sở hữu. Dữ liệu chứa trong NFT có thể được liên kết với 1 hình ảnh digital, một bài hát, video, ảnh đại diện hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sử dụng nhằm cung cấp cho các chủ sở hữu NFT quyền lợi truy cập hàng hóa độc quyền, vé xem sự kiện trực tiếp hoặc ở dạng kỹ thuật số, hay thậm chí còn liên kết với các loại tài sản vật chất có giá trị như ô tô hoặc du thuyền. NFT còn cho phép các cá nhân sử dụng công nghệ blockchain để tạo và mua bán các mặt hàng một cách dễ dàng hơn.
NFT được quảng bá như một phương tiện để giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu xung quanh các loại tài sản kỹ thuật số. Một tài sản vật lý hữu hình, ví dụ như một thanh vàng, có thể được bán ra bất cứ lúc nào, cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn như tên miền, các vật phẩm hỗ trợ trong game điển hình như skin nhân vật, bạn không thể nào bán loại tài sản này một cách tùy ý. NFT trên nền tảng blockchain đã giúp giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một lớp giao thức cho các loại tài sản kỹ thuật số, và lớp giao thức này cho phép người dùng nắm được quyền quản lý tài sản kỹ thuật số của mình.
Không giống với các loại tiền mã hóa thông thường, NFT không thể được chia thành nhiều NFT nhỏ hơn cũng như không thể được thay thế bằng một bản sao của nó, bởi mỗi NFT là một đơn vị dữ liệu duy nhất. Khi nói tới NFT thì sự duy nhất và khan hiếm của nó càng khiến nó trở nên hấp dẫn hơn và được nhiều người khao khát. Giống như tất cả các mặt hàng khan hiếm khác, sự khan hiếm này cho phép các cá nhân có thể bán NFT mà họ đang sở hữu với giá cao, tùy theo nhu cầu của thị trường.