TRUYỀN THÔNG SÁNG TẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE
ThS. Vũ Thị Thùy Linh
Khoa Du lịch và Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Email: vttlinh@ntt.edu.vn
Tóm tắt: Việc đầu tư phát triển du lịch, trong đó có du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, đang được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đẩy nhanh tiến độ từ việc xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, cầu đường, tạo nhiều thuận lợi trong giao thông, hoàn thiện về cơ sở vật chất và phương thức quản lý của các tuyến điểm du lịch, đào tạo nhân lực cũng như tuyên truyền vận động người dân cùng doanh nghiệp đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, bán hàng bảo đảm chất lượng.Sản phẩm du lịch biển tại đây cũng đã được đầu tư ngày càng đa dạng hơn.Tuy nhiên, khi những thành quả đã đạt được chỉ dừng lại ờ mức độ truyền thông như hiện nay, sẽ không phát huy hết giá trị của nó từ các ứng dụng truyền thông xã hội được sử dụng để phân tích, giám sát và nói chuyện với khách hàng trong thời gian thực bất kể vị trí trong việc truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư, khách du lịch và các đối tác khác nhằm phát triển du lịch biển tại địa phương này. Các tài liệu của các quốc gia trên thế giới đã được tổng hợp để phân tích về phương tiện truyền thông trực tuyến và sự sáng tạo trong truyền thông xã hội nhằm phát triển du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Từ khóa: Du lịch biển, Điểm đến du lịch, Thạnh Phú, Bến Tre, Truyền thông trực tuyến, Truyền thông xã hội, Sáng tạo
Abstract: Local authorities at all levels are interested in investing in the development of tourism, including sea tourism, in Thanh Phu district, Ben Tre province, to speed up the process of building and upgrading traffic systems, bridges, and roads. This will also create many advantages in traffic, improve facilities and management techniques of tourist attractions, train human resources, and mobilize people and businesses to ensure security and order, environmental sanitization. Additionally, a greater variety of marine tourist items have been invested in this area. When the desired outcomes are finally obtained, however, they merely reach the level of communication. Currently, it won’t draw its full value from social media applications used to track, evaluate, and communicate with customers in real-time.
Keywords: Beach tourism, Tourist destination, Online media, Social media, Creativity, Thanh Phu, Ben Tre
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tồn tại và tính khả dụng rộng rãi của Internet đã thay đổi cơ bản cách người tiêu dùng tìm kiếm và truy cập thông tin hoặc chia sẻ trải nghiệm của họ với người khác thông qua phản hồi. Truyền thông tiếp thị hiệu quả không chỉ nằm ở chất lượng nội dung của những vấn đề muốn nói, mà còn ở phương thức truyền tải tốt nhất những vấn đề đó đến đối tượng mục tiêu, xem xét các kênh tiếp thị và tính sáng tạo của thông điệp. Các công cụ truyền thông trực tuyến là những thành phần quan trọng trong quá trình ra quyết định của khách du lịch và cho phép họ tham gia vào quá trình đồng sáng tạo trải nghiệm của chính họ, do đó tạo ra và tăng thêm giá trị cho chuyến thăm của họ (Buhalis và Law 2008; Neuhofer và cộng sự, 2013). Hiện nay, các phương tiện truyền thông trực tuyến đặc biệt là truyền thông xã hội đã được sử dụng phổ biến trong việc tiếp thị cho du lịch biển Thạnh Phú như: web, facebook, youtube còn chưa phát huy được chức năng quan trọng tạo ra các diễn đàn thảo luận trực tuyến cho phép một số nhóm người nhất định cộng tác, làm việc cùng nhau để tạo nội dung trực tuyến về du lịch biển Thạnh Phú và chưa tận dụng được ưu điểm về tốc độ là điều khiến nó phù hợp hơn với nhu cầu của thế hệ trẻ trong việc ra quyết định tiêu dùng sản phẩm du lịch biển Thạnh Phú. Bài viết tóm tắt các tài liệu quan trọng nhất về phương tiện truyền thông xã hội với mục tiêu chính là tìm ra những giải pháp sáng tạo về truyền thông xã hội cho du lịch biển Thạnh Phú tỉnh Bến tre.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Kế hoạch truyền thông online
Truyền thông trực tuyến còn gọi truyền thông online là các hoạt động truyền đạt thông tin trong môi trường trực tuyến.Truyền thông online là cách mà các tổ chức, cá nhân dùng để tiếp cận với khán thính giả thông qua môi trường internet.
Một kế hoạch truyền thông online tối ưu phải được xây dựng và phát triển thông qua quá trình phân tích thật cụ thể và chi tiết:
- Truyền tải đúng thông điệp.
- Chọn đúng đối tượng cần tiếp cận.
- Xác định đúng kênh tiếp cận.
- Triển khai đúng phương thức tiếp cận.
- Điều quan trọng là truyền thông online là một kế hoạch dài hạn và hiệu quả của nó được tích lũy dần theo thời gian.
Truyền thông xã hội, thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2004 để mô tả cách mới sử dụng World Wide Web của các nhà phát triển phần mềm và người dùng cuối (Kaplan và Haenlein, 2010). Định nghĩa toàn diện nhất được xác định bởi O’Reilly vào năm 2005: một nền tảng cung cấp phần mềm như một dịch vụ được cập nhật liên tục cho phép nhiều người sử dụng nó tốt hơn, sử dụng và phối lại dữ liệu từ nhiều nguồn, cho phép phối lại bởi những người khác và tạo hiệu ứng mạng thông qua một cấu trúc của sự tham gia (O’reilly, 2005; Evans, 2014, Boulos và Wheelert, 2007). Kaplan và Haenlein, (2010) định nghĩa phương tiện truyền thông xã hội là nhóm các ứng dụng trực tuyến khác nhau “xây dựng trên nền tảng tư tưởng và công nghệ của Web 2.0 và cho phép tạo và trao đổi Nội dung do người dùng tạo”.
Các loại phương tiện truyền thông xã hội bao gồm: – blog (ví dụ: WordPress, HealthLiveBlog): các trang web chứa các mục được cập nhật thường xuyên, được đánh dấu ngày tháng, được hiển thị theo thứ tự thời gian đảo ngược; – các dự án hợp tác (ví dụ: Google Groups): các diễn đàn hoặc trang web thảo luận trực tuyến cho phép một số nhóm người nhất định cộng tác, làm việc cùng nhau để tạo nội dung trực tuyến; – các trang web chia sẻ phương tiện (ví dụ: YouTube, Flickr): kênh liên hệ cho phép mọi người chia sẻ nội dung phương tiện khác nhau (ảnh, video, clip, v.v.) với những người khác; – tiểu blog (ví dụ: Twitter, Tumblr): cho phép người dùng chia sẻ một lượng nhỏ nội dung kỹ thuật số – chẳng hạn như các câu ngắn, liên kết video hoặc hình ảnh. Sự khác biệt chính so với blog là kích thước nội dung nhỏ hơn; – podcast (ví dụ: Podomatic): loạt nội dung phương tiện kỹ thuật số (âm thanh hoặc video) được phân phối trên các trang web.
các trang web đánh giá và xếp hạng (ví dụ: FourSquare, TripAdvisor, Amazon, Booking.com): các trang web cho phép người dùng chia sẻ ý kiến, phản hồi của riêng họ liên quan đến người khác, sản phẩm, dịch vụ, v.v.; – các trang mạng xã hội (ví dụ: Facebook, LinkedIn): cộng đồng trực tuyến để chia sẻ thông tin, kết nối xã hội và các tương tác khác; – trò chơi ảo và thế giới xã hội (ví dụ: World of War craft): nhóm nền tảng mô phỏng thế giới ba chiều trong đó người dùng có thể tương tác với những người khác trong môi trường này (tương tự như đời thực); – wiki (ví dụ Wikipedia): các trang web cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa và xuất bản tài liệu (các trang liên kết với nhau) bằng ngôn ngữ đơn giản và trình duyệt web. – widget/huy hiệu/nút tiện ích: các ứng dụng nhỏ có thể dễ dàng chia sẻ hoặc nhúng vào các trang web khác. (Kaplan và Haenlein, 2010; Ryan, 2014).
Xây dựng thương hiệu trực tuyến.Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, một thương hiệu không thể tồn tại chỉ bằng sự hiện diện thực tế, sự hiện diện của nó trong cộng đồng trực tuyến cũng rất quan trọng (Ansong và Boateng, 2019; Kim và Ko, 2012).
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước
Mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp trực tuyến, đặc biệt là trong cuộc sống của Thế hệ Y hoặc Người bản địa kỹ thuật số (sinh sau năm 1981) (Bolton et al, 2013). Thông qua mạng xã hội, các công ty đã phát triển thị trường mới và gia tăng thị trường hiện có vì mạng xã hội cho phép họ tương tác với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, đồng thời giải quyết nhanh hơn các nhận xét, đề xuất và nghi ngờ mà họ có (Rodriguez và cộng sự 2015). Theo Lovelock và Wirtz, (2007), “quy mô của ngành dịch vụ đang gia tăng trên khắp thế giới, ở cả các nước phát triển và các nước mới nổi». Xây dựng một thương hiệu dựa trên dịch vụ thành công trong du lịch có nghĩa là mỗi ưu đãi phải là một đề xuất giá trị duy nhất dựa trên trải nghiệm của khách hàng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tương tác trực tuyến góp phần tạo nên lòng trung thành của người tiêu dùng, tăng sự hài lòng, tin tưởng, cam kết, truyền miệng và tạo ra giá trị, do đó lĩnh vực này cần được cải thiện trong tương lai (Vivek và cộng sự 2012; So và cộng sự 2012). Wang và Fesenmaier, (2004) đã minh họa rằng phương tiện truyền thông xã hội rất hữu ích để quản lý quan hệ khách hàng với khả năng thu hút khách hàng độc đáo thông qua nội dung chuyên sâu, tập trung và do thành viên tạo ra, thu hút khách hàng thông qua tương tác xã hội và giữ chân khách hàng. Ngành Du lịch Thế giới năm 2011đã thông báo rằng hơn một phần ba số khách du lịch nghỉ dưỡng ở Vương quốc Anh chọn khách sạn của họ trên cơ sở các trang truyền thông xã hội như TripAdvisor và Facebook (Koumelis, 2011).
Xây dựng thương hiệu trực tuyến là một công cụ thiết yếu giúp thương hiệu tương tác và giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng (Bamm et al., 2018). Xây dựng thương hiệu trực tuyến với sự trợ giúp của các nền tảng khác nhau, bao gồm Facebook, Twitter và LinkedIn, hỗ trợ mọi người hiểu và xây dựng thêm nhận thức cũng như niềm tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Hơn nữa, xây dựng thương hiệu trực tuyến giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ hơn. Hình ảnh thương hiệu mạnh hơn đảm bảo sự phát triển của một nhóm khách hàng trung thành và có thể dẫn đến khả năng cạnh tranh (Barreda et al.,2020). Sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu trực tuyến sẽ tạo ra trải nghiệm độc đáo và khác biệt; do đó nó sẽ giúp đạt được lợi thế cạnh tranh (Granata và Scozzese, 2019)
2.3. Phương pháp tiếp cận
Bài viết này trước tiên đánh giá các tài liệu về các ứng dụng truyền thông xã hội trong du lịch từ quan điểm của người tiêu dùng bằng cách xem xét vai trò của họ trong ba giai đoạn của quá trình lập kế hoạch du lịch của khách du lịch được đề xuất bởi Engel, Blackwell và Miniard (1990); nghĩa là trước chuyến đi, trong chuyến đi và sau chuyến đi.Các ứng dụng truyền thông trực tuyến đặc biệt là truyền thông xã hội về du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre được đánh giá từ quan điểm của khách du lịch. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách người tiêu dùng du lịch cảm nhận, sử dụng và xử lý nội dung do người dùng tạo trên phương tiện truyền thông xã hội trong suốt quá trình lập kế hoạch du lịch.
Sau đó, giải quyết các chủ đề từ quan điểm của nhà cung cấp bằng cách kiểm tra các ứng dụng của phương tiện truyền thông xã hội trong năm chức năng kiến trúc do Carson và Sharma, (2001) đề xuất, bao gồm xúc tiến, phân phối sản phẩm, truyền thông, quản lý và nghiên cứu. Từ cách tiếp cận này, cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về các phát hiện và thảo luận trong tài liệu về du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trên mạng xã hội..
2.4. Kết quả và thảo luận
Thông qua tài liệu thứ cấp thu thập từ các trang web của các cấp chính quyền địa phương, sở ban ngành của tỉnh Bến Tre, các trang web của các công ty du lịch của tỉnh Bến Tre, facebook, youtube, tiktok có một số vấn đề như sau:
2.4.1. Từ khóa dùng để tìm điểm du lịch trên mạng xã hội
Đứng trên quan điểm khách du lịch, các từ khóa giúp họ dễ dàng tìm được điểm du lịch trên không gian mạng. Đối với các cấp chính quyền địa phương có điểm du lịch cũng cần có các phương tiện truyền thông sử dụng các từ khóa để quảng bá cho các tuyến điểm du lịch đưa các hình ảnh, thông tin, từ đó tạo nên sự thu hút đối với khách hàng tiềm năng cũng là những người truy cập và sử dụng mạng xã hội.Các doanh nghiệp du lịch cũng cần xây dựng các từ khóa vào ứng dụng truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm du lịch đến khách du lịch. Khách du lịch chỉ cần đánh cụm từ “du lịch biển” trên google lập tức có được các thông tin về các điểm du lịch biển của các tỉnh/thành phố từ Bắc vào Nam nhưng không có Bến Tre. Điều này cho thấy, các đơn vị quản lý du lịch địa phương và doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre chưa quan tâm đúng mức khi xây dựng các từ khóa trong nội dung thông tin để đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm của du khách và đó cũng là cơ hội quảng bá du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức về du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre và thu hút nhiều khách du lịch hơn đến địa điểm này.
2.4.2. Thông điệp truyền thông trên mạng xã hội
Được thúc đẩy bởi nội dung do người dùng tạo, bao gồm khả năng chia sẻ ảnh, video và nhận xét với những độc giả khác, các học giả hàn lâm cũng ghi nhận khả năng của phương tiện truyền thông xã hội trong việc giúp các công ty du lịch và khách sạn thu hút khách tiềm năng, tăng sự hiện diện trực tuyến của họ và từ đó dẫn đầu để có doanh thu trực tuyến lớn hơn. Wang và Fesenmaier (2004) đã minh họa rằng phương tiện truyền thông xã hội rất hữu ích để quản lý quan hệ khách hàng với khả năng thu hút khách hàng độc đáo thông qua nội dung chuyên sâu, tập trung và do thành viên tạo ra, thu hút khách hàng thông qua tương tác xã hội và giữ chân khách hàng thông qua việc xây dựng mối quan hệ với các thành viên khác.Dellarocas, (2003), cũng cho rằng phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho các công ty du lịch những cơ hội chưa từng có để hiểu và đáp ứng sở thích của người tiêu dùng.Thông qua việc phân tích các nhận xét trên các cộng đồng trực tuyến như TripAdvisor và Virtualtourist, các khách sạn và các công ty liên quan đến du lịch khác có thể hiểu rõ hơn những điều khách thích và không thích về họ và đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã đạt được nhiều thành quả trong việc thay đổi nơi đây thành một điểm đến du lịch, nhưng truyền thông điểm đến du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre trên web của cơ quan quản lý du lịch trong các chuyên mục như giới thiệu khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư cho du lịch chưa có bài viết nào thông tin chuyên sâu về điểm đến du lịch này.
Nội dung truyền thông trên mạng xã hội của du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre chủ yếu trên facebook, youtube, web của các doanh nghiệp du lịch được thông tin cùng một nội dung chủ yếu viết về vị trí địa lý, hướng dẫn đường đi đến biển Cồn Bửng, sản phẩm du lịch: bãi tắm, ẩm thực, lưu trú cùng một số hình ảnh chưa chuyên nghiệp được sao chép lẫn nhau, số lượng video từ các cá nhân giới thiệu về điểm du lịch này còn khiêm tốn thậm chí chưa được biên tập bài bản và đặc biệt thiếu hẳn những tương tác xã hội.Trong nội dung truyền thông về sản phẩm du lịch biển của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre không nêu được điểm khác biệt so với sản phẩm du lịch biển của các địa phương khác sẽ khó tác động đến sự chú ý của khách du lịch.
Điều này cho thấy năng lực thu hút khách bằng truyền thông trực tuyến, truyền thông xã hội như hiện nay, khi nói đến Bến Tre khách du lịch chỉ thấy được các thông tin về du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp…rất ít thông tin về du lịch biển, không thể phát huy hết giá trị vốn có của các phương tiện truyền thông hiện có để khách du lịch biết đến du lịch biển tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
2.4.3. Truyền thông trên các công cụ tìm kiếm
Việc sử dụng các công cụ tìm kiếm (Search engine marketing – SEM) trong truyền thông chưa được các doanh nghiệp du lịch quan tâm. Truyền thông thông qua các công cụ tìm kiếm – SEM là sự tổng hợp của nhiều phương pháp tiếp thị Internet marketing nhằm mục đích giúp cho trang web của doanh nghiệp du lịch đứng ở vị trí như họ mong muốn trong kết quả trên mạng Internet tìm kiếm. Thành phần của SEM gồm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) và trả tiền theo cú nhấp chuột (Pay Per Click – PPC). Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phương pháp làm tăng thứ hạng của doanh nghiệp thông qua cách xây dựng cấu trúc trang web, biên tập và đưa nội dung vào trang web, sự chặt chẽ, kết nối với nhau giữa các trang liên kết. Trả tiền theo cú nhấp chuột là hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên Internet, công cụ này làm tăng lưu lượng người truy cập vào trang web thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về trang web của doanh nghiệp ngay bên cạnh trong phần tìm kiếm kết quả.
2.5. Một số giải pháp sáng tạo trong truyền thông xã hội nhằm phát triển du lịch biển Thạnh Phú, Bến tre
Phát huy sự sáng tạo trong truyền thông xã hội:
Đối với khách du lịch sử dụng và tác động của thông tin trên mạng xã hội để nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin trong quá trình lập kế hoạch du lịch của du khách. Sử dụng và tác động của thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội nhằm đánh giá các lựa chọn thay thế, quyết định mua của quá trình lập kế hoạch du lịch của khách du lịch. Sử dụng và tác động của thông tin trên mạng xã hội nắm bắt được các hành vi sau khi trải nghiệm của quá trình trải nghiệm tại điểm du lịch của khách du lịch.
Đối với doanh nghiệp du lịch ứng dụng truyền thông xã hội để tiếp cận đối tượng toàn cầu, phổ biến thông tin quảng cáo và củng cố lực lượng tiếp thị của công ty.Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ đặt chỗ trực tuyến cũng như phân phối sản phẩm và dịch vụ.Ứng dụng truyền thông xã hội để tạo điều kiện giao tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng hoặc đối tác.Ứng dụng mạng xã hội để duy trì kiến thức nội bộ, cải thiện và tùy chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của du khách, phân tích phương tiện truyền thông xã hội để cải thiện hoạt động, với mục tiêu nâng cao sự hài lòng của khách hàng Ứng dụng truyền thông xã hội để quản lý đào tạo và phát triển chuyên môn, quản lý tài chính, truyền thông nội bộ và các chức năng nội bộ khác.
Một kế hoạch truyền thông online tối ưu cần có cho điểm đến du lịch biển Thạnh Phú bao gồm:
Xây dựng và truyền tải đúng thông điệp của điểm du lịch biển Thạnh Phú chính là các điểm khác biệt của sản phẩm du lịch biển Thạnh Phú so với các sản phẩm du lịch biển của các địa phương khác nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho biển Thạnh Phú. Sự khác biệt này có được từ tài nguyên du lịch là nét hoang sơ của vùng biển phù sa, chưa chịu nhiều tác động của con người. Khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 °C đến 27 °C, số giờ nắng thấp hơn nhiều, so với biển Hà Tiên Kiên Giang nhiệt độ 24°C đến 32°C, số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày, so với biển Vũng Tàu từ nhiệt độ 24°C đến 29°C, số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ, đặc biệt hơn đây là vùng biển không có mùa đông du khách có thể đến đây trải nghiệm quanh năm tránh mùa cao điểm. Bãi biển Thạnh Phú lộ ra ba hồ nước mỗi ngày khi thủy triều xuống, được hình thành do dòng xoáy thuận phát triển ra xa. Cả ba hồ đều không quá sâu, nước trong xanh, không có rong rêu, bùn và ốc. Du khách có thể sẽ được bơi trong ba hồ nước này, là một khu vực vui chơi dành cho những người thích nước nhưng không biết bơi và các trẻ nhỏ có thể tự do chạy nhảy xung quanh. Ở bãi biển Thạnh Phú, Bến Tre vào khoảng tháng 10, 11 âm lịch, khi sóng đánh vào bờ, chúng mang theo cả đàn ốc viết, mỗi con dài khoảng ngón tay. Đặc biệt khi thủy triều rút, một “con đường ốc viết” hiện ra trước mặt, lấp lánh dưới ánh mặt trời đẹp làm mê lòng du khách. Sự khác biệt nằm trong các phiên chợ quê mộc mạc mua bán hải sản ngay trên bãi biển giữa người bán là ngư dân và người mua là du khách với hàng trăm sản vật tươi sống vốn có của vùng biển phù sa chỉ có ở nơi đây với hê sinh thai biên vô cung hâp dân vơi cac loai hai san tươi sông. Sự khác biệt trong phương thức quản lý điểm đến du lịch biển không có nạn chặt chém về giá cả của các dịch vụ, thậm chí được miễn phí một số dịch vụ như tắm nước ngọt, thuê bàn ghế và dù chính từ sự thân thiện, đôn hậu và chất phác của người dân nơi đây trong phong cách phục vụ của ngư dân làm du lịch. Thạnh Phú còn có nhiều tài nguyên nhân văn, di tích lịch sử, văn hóa, những địa danh, làng nghề nổi tiếng như: Khu du lịch Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú), nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú) và đặc biệt đối với ngư dân vùng biển ở đây nổi tiếng với Lễ hội nghinh Ông Nam Hải (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú)… có thể phối hợp các loại tài nguyên du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch tích hợp trong một chuyến du lịch nhằm phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững như du lịch trở về chiến trường xưa, du lịch tham quan rừng ngập mặn, du lịch sinh thái…
Đối tượng cần truyền tải thông điệp về biển Thạnh Phú là du khách nội địa và quốc tế yêu thích biển đặc biệt là giới trẻ thích du lịch phượt, du lịch khám phá vì tài nguyên du lịch biển địa phương này sẽ cho họ được trải nghiệm mới lạ mà các vùng biển khác không có.
Các kênh truyền thông sử dụng tiếp cận điểm đến biển Thạnh Phú trên nền tảng internet. Các phương tiện truyền thông online đặc biệt là truyền thông trên mạng xã hội đã trở thành một công cụ tiếp thị rẻ tiền được ưa thích, khuyến khích giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó mang lại cho người tiêu dùng sự tự do ngôn luận. Với việc khách hàng phản ứng và bày tỏ quan điểm của họ về phạm vi công cộng, mạng xã hội phương tiện truyền thông đã trở thành nhiều hơn một công cụ tiếp thị đơn thuần. Nó đã trở thành một kênh cho phép tương tác và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch giải quyết các vấn đề và mối quan tâm của du khách, nếu được thực hiện hiệu quả, sẽ góp phần xây dựng thương hiệu như Wikipedia (để tham khảo), Facebook (cho hoạt động xã hội), YouTube (cho video chia sẻ), Twitter (kết nối xã hội) và TripAdvisor (dành cho mạng lưới du lịch), trang web, Instagram (chia sẻ hình ảnh và video). Một công cụ truyền thông và kết nối mạng khác đã trở nên phổ biến là viết blog, một nhật ký trực tuyến dưới dạng website thể hiện ý kiến và quan điểm cá nhân của một người hay nhóm người, blog còn có thể là một trang web học thuật giúp blogger chia sẻ những kiến thức, đam mê của họ. Bên cạnh đó, blog còn dùng để quảng bá hoặc quảng cáo những chiến dịch kinh doanh, để thúc đẩy hiệu quả về mặt doanh thu, doanh số.
Triển khai đúng phương thức tiếp cận, doanh nghiệp du lịch và du khách tham gia vào trang web mạng xã hội dễ truy cập, đơn giản và hấp dẫn cho phép người tham gia theo những cách độc đáo. Nội dung trực tuyến do người tiêu dùng tạo ra được coi là có độ tin cậy cao, nhiều người đang dựa vào các nguồn mà họ tin tưởng như đánh giá trên phương tiện truyền thông xã hội được thực hiện bởi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của họ trên Fange page Facebook, zalo, viber.Doanh nghiệp và du khách tham gia vào các trang web như Yelp, Urbanspoon và Tripadvisor, nhiều người theo dõi những gì du khách nói về các hoạt động của doanh nghiệp du lịch, của các điểm đến du lịch, sự tham gia của doanh nghiệp du lịch vào mạng xã hội trực tuyến là một phương tiện hiệu quả về chi phí để tương tác và gắn kết với các khách hàng tiềm năng.Việc tham gia vào các trang web này cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập trực tiếp vào người dùng đang hoạt động mà không cần thêm bất kỳ phần cứng bổ sung nào, hoặc phần mềm. Tham gia vào cộng đồng Blogger, các cơ quan quản lý địa phương và doanh nghiệp du lịch sử dụng Blog với mục đích chia sẻ các vấn đề liên quan đến loại hình dịch vụ du lịch biển. Họ có thể chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức cần biết hoặc liên quan về dịch vụ du lịch biển Thạnh Phú. Mục đích để thu hút khách du lịch, nhận diện dịch vụ, nhận diện thương hiệu. Ngành Lữ hành và Du lịch ngày nay đang phải đối mặt với những hậu quả mà các blog không chỉ có tác động tích cực mà còn cả những tác động tiêu cực, nếu không được quản lý đúng cách.
Điều quan trọng là truyền thông online là một kế hoạch dài hạn và hiệu quả của nó được tích lũy dần theo thời gian. Hiện nay doanh nghiệp du lịch sử dụng SMART làm mô hình tiêu chuẩn để xây dựng kế hoạch truyền thông online, trong đó T- Time: giới hạn thời gian, là khoảng thời gian cần và đủ để thực hiện mục tiêu.Thông thường kế hoạch trong truyền thông và kế hoạch trong kinh doanh du lịch sẽ khác nhau. Kế hoạch dài hạn của truyền thông có thể chỉ là 5 năm.
Xây dựng thương hiệu trực tuyến cho điểm đến du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
Xây dựng một thương hiệu dựa trên dịch vụ thành công trong du lịch biển Thạnh Phú, Bến Tre có nghĩa là một đề xuất giá trị duy nhất dựa trên trải nghiệm của khách hàng phải là mỗi ưu đãi. Xây dựng thương hiệu trực tuyến là một công cụ thiết yếu giúp thương hiệu tương tác và giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng (Bamm et al., 2018). Xây dựng thương hiệu trực tuyến với sự trợ giúp của các nền tảng khác nhau, bao gồm Facebook, Twitter và LinkedIn, hỗ trợ mọi người hiểu và xây dựng thêm nhận thức cũng như niềm tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Xây dựng thương hiệu trực tuyến có khả năng giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành. Sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu trực tuyến sẽ tạo ra trải nghiệm độc đáo và khác biệt; do đó nó sẽ giúp đạt được lợi thế cạnh tranh (Granata & Scozzese, 2019).
Hiện nay, từ khóa “biển Thạnh Phú” khi gõ trên google khách du lịch nội địa miền Tây nam bộ và một số vùng lân cận sẽ có thông tin về biển Cồn Bửng hoặc “biển Bến Tre” sẽ có thông tin sơ lược của 3 bãi biển: Cồn Bửng, Ngọc Thạnh Phú (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) và Bình đại (Huyện Bình Đại) từ các trang web của các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu trực tuyến bước đầu được đánh giá khi du khách nội địa và quốc tế chỉ cần gõ “biển Việt Nam” trên thanh tìm kiếm của google, một số blog có sẵn danh sách liệt kê các bãi biển thương hiệu của Việt Nam sẽ phải có biển Cồn Bửng-Thạnh Phú, Bến Tre giống như thương hiệu Bãi Sao-Phú Quốc, Kiên Giang.
Với phương tiện truyền thông xã hội, mọi người sẵn sàng chia sẻ những gì họ đang làm và suy nghĩ. Họ sẵn sàng “giúp” phát triển các bộ sưu tập bán hàng (nghĩa là quản lý các trang web) bằng lượt thích và bình chọn của họ. Những người dẫn đầu ý kiến hoặc những người có ảnh hưởng có tác dụng lớn hơn vì nhiều người có thể xem nhận xét của họ hơn.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp du lịch và điểm du lịch có tính hấp dẫn, có sức thu hút, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và sự ghi nhớ sâu sắc trong tâm trí của du khách.
Xây dựng thương hiệu online được thực hiện theo 5 tiêu chí như sau:
– Cấu trúc hình ảnh của thương hiệu được xây dựng trên các yếu tố:
- Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attribues) là đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu này khác biệt với thương hiệu khác như logo.
- Các lợi ích thương hiệu (Brand Benefits), những lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đem lại cho du khách: một kỷ niệm đẹp, một cảm giác mát mẻ, không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành, môi trường xanh-sạch- đẹp
– Niềm tin thương hiệu (Brand Beliefs), chứng tỏ được một niềm tin từ cam kết sẽ mang lại lợi ích thực sự cho du khách
- Tính cách của thương hiệu (Brand personlization), những tính cách riêng biệt tạo nên những cảm nhận của du khách khi họ nhìn thấy thương hiệu
- Tính chất thương hiệu (Brand Essence), tóm tắt các yếu tố tạo nên sự khác biệt và tính đặc trưng của nó và thường được thông qua việc sử dụng các câu slogan của thương hiệu.
– Định vị thương hiệu, là một thông điệp cốt lõi sẽ truyền tải trong mỗi một phương tiện truyền thông, định vị cho hoạt động du lịch rất quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia, địa phương (điểm đến du lịch) mà cả ở tầm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Cần định vị thị trường khách du lịch cùng với nhu cầu, sở thích, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng thì mới định vị được thương hiệu của biển Thạnh Phú.
– Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn trong khoảng 3 năm gồm: mục tiêu của thương hiệu trong từng năm, ngân sách giành cho việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến thương hiệu hàng năm, kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch mới cho từng năm.
– Xây dựng chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến, kế hoạch ngân sách của hàng năm cần chi tiết hoá cho từng tháng. Những thông điệp truyền tải trên các phương tiện truyền thông cũng như các phương tiện quảng cáo, xúc tiến cho điểm du lịch biển Thạnh Phú. Xây dựng chiến lược Digital Branding đúng đắn trên môi trường Internet sẽ giúp cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp du lịch có cơ sở đo lường hiệu quả thương hiệu, từ đó phát triển thương hiệu biển Thạnh Phú một cách bền vững.
Đo lờng và hiệu chỉnh kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến.
Sau mỗi giai đoạn tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến cần có sự đo lường hiệu quả của mỗi giai đoạn để có sự hiệu chỉnh kịp thời sao cho hiệu quả hơn. Cần phải tiến hành điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng phiếu điều tra tên google from các thông tin cơ bản về thương hiệu biển Thạnh Phú: số người biết đến thương hiệu, những yếu tố nào của thương hiệu được du khách quan tâm, số lượng du khách đến điểm du lịch biển Thạnh Phú, số lượng du khách quay lại lần thứ 2, số lượng du khách giới thiệu cho người thân về điểm du lịch biển Thạnh Phú.
Điểm khác biệt giữa xây dựng thương hiệu online với xây dựng thương hiệu truyền thống nằm tiêu chí định vị thương hiệu, khi hình ảnh của thương hiệu đã được xây dựng xong cần sự truyền tải nhất quán sẽ giúp du khách hiểu rõ những gì họ có thể mong đợi ở điểm du lịch biển Thạnh Phú. Cần thể hiện hình ảnh và thông điệp nhất quán cho du khách trong mỗi kênh tiếp thị cho dù đó là website, mạng xã hội, email, quảng cáo, bảng hiệu hay thậm chí là việc trải nghiệm của du khách tại chính điểm du lịch này. Ứng dụng định vị thương hiệu số là việc tạo ra vị thế riêng cho điểm đến du lịch biển Thạnh Phú trong lòng du khách trực tuyến, giúp họ dễ dàng nhận ra điểm đến du lịch này giữa nhiều điểm đến du lịch khác trên nền tảng kỹ thuật số. Áp dụng công nghệ vào việc xây dựng thương hiệu, tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) là các hoạt động quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp du lịch với mục đích có thể tác động đến nhận thức du khách, thúc đẩy hành vi tiêu dùng của họ. Áp dụng Digital Marketing vào việc xây dựng các hoạt động tiếp thị trên phương tiện kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp du lịch dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn, xây dựng sự kết nối với họ, qua đó tạo sự trung thành nơi khách hàng làm tăng khả năng chuyển đổi về hành vi tiêu dùng của du khách.
Tăng cường các hoạt động truyền thông online của địa phương nhằm quảng bá điểm đến du lịch biển Thạnh Phú
Muốn xây dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch biển Thạnh Phú, cần tăng cường ngân sách quảng bá du lịch online của địa phương. Trong điều kiện du lịch Việt Nam không có cơ quan quảng bá du lịch quốc gia, cần sự hỗ trợ truyền thông đa phương tiện trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh/Huyện đặc biệt sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre, các tòa báo của tỉnh, các đài phát thanh và truyền hình của tỉnh để quảng bá điểm đến du lịch Thạnh Phú. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, các cơ quan báo đài phát huy vai trò chủ lực trong việc định hướng nội dung thông tin đã được chuẩn hóa đảm bảo cho việc tra cứu và sử dụng trao đổi trên mạng xã hội nhằm quảng bá điểm đến du lịch biển Thạnh Phú. Các cấp chính quyền địa phương của tình Bến Tre tâp trung đây manh công tac truyền thông online nhằm tuyên truyên, quang ba, thu hut đâu tư phat triên, xây dưng san phâm du lich, tao ra net đăc thu riêng đê không bi trung lăp nơi khac, khai thac tôt cac gia tri văn hoa nghê thuât truyên thông đăc săc tao nên san phâm khac biêt qua cac ky lê hôi: Lê hôi Nghinh Ông, viêng Miêu Ba Chua Xư…
Tăng cường đầu tư vào ứng dụng rộng rãi marketing trực tuyến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Ngành công nghệ thông tin liên tục cập nhật các ứng dụng trực tuyến gây khó khăn trong quản lý và điều hành du lịch, nhất là việc định hình được kế hoạch truyền thông marketing trực tuyến với đối tượng cụ thể. Các thông tin tryền thông còn dàn trải, sao chép và chưa có sự sáng tạo, chưa có sự liên kết giữa các tổ chức, cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch với nhau. Đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu và yếu. Doanh nghiệp du lịch cần đầu tư về vật lực, tài lực và nhân lực cho hoạt động marketing trực tuyến, như vậy, cần có ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển marketing trực tuyến và hỗ trợ trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên làm công việc marketing trực tuyến tại các doanh nghiệp du lịch.
3. KẾT LUẬN
Trong nhiều năm đã qua, nhu cầu và thói quen giao tiếp đã thay đổi mạnh mẽ, sự mở rộng nhanh chóng của Internet đã chuyển trọng tâm từ việc sử dụng các công cụ truyền thông truyền thống (như TV, đài phát thanh, báo chí, v.v.) sang khai thác các cơ hội do trực tuyến mang lại đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội bất kể vị trí và ngành công nghiệp. Thông qua mạng xã hội, điểm đến du lịch biển Thạnh Phú, Bến Tre cũng đã được du khách nội địa miền Tây Nam bộ biết đến, tuy nhiên để được du khách cả nước và du khách nước ngoài biết đến như những thương hiệu biển của Việt Nam thì cần có thêm nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp du lịch, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, các cơ quan báo, đài phát thanh, đài truyền hình địa phương, các chuyên gia cùng sự chung tay góp sức của người dân địa phương, các cá nhân yêu thích du lịch Việt Nam thực hiện hiệu quả truyền thông trên mạng xã hội cho điểm đến du lịch biển Thạnh Phú, Bến Tre.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ansong, E., & Boateng, R. (2019). Surviving in the digital era-business models of digital enterprises in a developing economy. Digital Policy, Regulation and Governance.
- Bamm, R., Helbling, M., & Joukanen, K. (2018). Online branding and the B2B context. In Developing insights on branding in the B2B context (pp. 163-176). Emerald Publishing Limited.
- Barreda, A. A., Nusair, K., Wang, Y., Okumus, F., & Bilgihan, A. (2020). The impact of social media activities on brand image and emotional attachment: a case in the travel context. Journal of hospitality and tourism technology, 11(1), 109-135.
- Bolton, RN, Parasuraman, A., Hoefnagels, A., Kabadayi, S., Gruber, T., Loureiro, YK, Migchels, N. and Solnet, D. (2013): Understanding Gene Y and their Use social networks : research and evaluation program’, Service Management Journal, 24(3): 245-267.
- Boulos MNK and Wheelert, S., (2007): Blackwell Publishing Ltd Emerging Web 2.0 Social Software: a suite of technologies to support sociability in health and healthcare education’, Health Information and Libraries Journal, 24: 2-23
- Buhalis, D., and Law, R. (2008): Advances in Information Technology and Tourism Management: 20 Years After and 10 Years After the Internet — Current Status of Research in E-Tourism, Tourism Management, 29(4): 609-623.
- Carson và Sharma, (2001), Trends in the use of Internet technologies. World Hospitality and Tourism Trends, 2(3), 116-128.
- Dellarocas, (2003), The digitization of word of mouth: Promise and challenges of online feedback mechanisms. Management Science, 29(10), 1407-14
- Evans, R., (2014), The use of web 2.0 technologies in business, Lecture, Cranfield University, Cranfield, UK
- Engel, J. F., Blackwell, R. D., & Miniard, P. W. (1990). Consumer behavior (6th ed.). Hinsdale, IL: Dryden Press
- Granata, G., & Scozzese, G. (2019). Social Media Marketing as a tool to manage luxury brands. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 9(4, October 2019), 280-284.
- Kaplan, A. M., & Haenlein, M. (2010). Users of the world, unite! The challenges and opportunities of social media. Business Horizon, 53(1), 59-68.
- Kim, J. S., & Hardin, A. (2010). The impact of virtual worlds on word-of-mouth: Improving social networking and servicescape in the hospitality industry. Journal of Hospitality Marketing & Management, 19(7), 735-753.Kim và Ko, 2012
- Koumelis, T. (2011). Social media continues to play role in travel decisions.Retrievedfrom http:// www.traveldailynews.asia/news/article/46174/socialmediacontinues-to play.
- Lovelock and Wirtz (2007): Service Marketing: People, Technology, Strategy, Publications, Pearson: New Jersey
- Neuhofer, B., Buhalis, D., and Ladkin, A. (2013): Experience, co-creation, and technology: A conceptual approach to enhancing travel experiences’, Tourism and global change : On the verge of something great. Proceedings of the CAUTHE Conference 2013, pp. 546-555.
- O’Reilly, T. (2005): What is Web 2.0. Available at: http://www. oreilly.com/pub/a/web2/archive/what-is-web-20.html Reached June 20, 2015
- Rodríguez, OS, Chaisatit, N. and Hernández, ADCB (2015): Social Media Marketing in Tourism and Food Industry in Manzanillo, Colima, Mexico’, Global Review of Research in Tourism Management, Hospitality and Leisure (GRRTHLM) An Online International Journal of Research, 1(1): 268-274
- Ryan, D. (2014): Understanding Digital Marketing: Marketing Strategies to Engage the Digital Generation, 3rd Edition. London: Kogan Pages
- Vivek, SD, Beatty, SE and Morgan, RM (2012): Consumer engagement: exploring consumer relationships beyond purchase’, Journal of Marketing Theory and Practice, 20 (2): 122-146.
- Wang, Y., & Fesenmaier, D. R. (2004). Modelling participation in an online travel community. Journal of Travel Research, 42(3), 261-270
- https://bentre.gov.vn/
- https://svhttdl.bentre.gov.vn/
- https://mia.vn/cam-nang-du-lich/3-bai-bien-ben-tre-cuc-dep-danh-cho-ban-lan-dau-du-lich-11572
- https://www.vntrip.vn/cam-nang/bien-ben-tre-62240
- https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/bien-con-bung-diem-den-moi-thu-vi-o-ben-tre.html
- https://anphatravel.com/top-nhung-bai-bien-dep-nhat-du-lich-bien-ben-tre/
- https://dulichviet.com.vn/tin-tuc/du-lich-bai-bien-ben-tre-va-nhung-dieu-ban-chua-biet
- https://www.youtube.com/watch?v=Y91S_rDkEt0
- https://gody.vn/hoi-dap/1-ngay-vi-vu-xu-bien-thanh-phu-ben-tre-bien-con-bung-336-337
- https://tinhthanhvietnam.com/ben-tre-co-bien-khong/
- https://vietair.com.vn/du-lich-trong-nuoc/bien-thanh-phu.html
- https://halotravel.vn/bien-thanh-phu-ben-tre/
- https://www.tourdulichbentre.com/du-lich-bien-con-bung-thanh-phu-ben-tre-2019#gsc.tab=0
- https://danviet.vn/bai-tam-hang-duong-o-ben-tre-dan-gia-thon-que-ma-hut-khach-du-lich-ngay-cang-dong-duc-20220908195224628.htm
- https://baolangson.vn/du-lich/526847-khai-thac-tiem-nang-du-lich-bien-o-thanh-phu-ben-tre.html
- https://vietair.com.vn/du-lich-trong-nuoc/bien-thanh-phu.html
- https://namaste.vn/blog/
- https://www.klook.com/vi/blog/du-lich-bien/
- https://momo.vn/blog/danh-sach-10-bai-bien-dep-nhat-viet-nam-khong-the-bo-qua-c101dt145
- https://blogradio.vn/ve-voi-bien-nw229108.html
- https://www.leadup.vn/xay-dung-thuong-hieu-cho-sme-theo-quy-trinh-dat-chuan-quoc-te-nhu-the-nao-5957
- http://itdr.org.vn/xay-dung-thuong-hieu-diem-den-du-lich-thuong-hieu-doanh-nghiep-du-lich-thoi-ky-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/
- https://gobranding.com.vn/brand-positioning-dinh-vi-thuong-hieu-la-gi/