KINH NGHIỆM NỘP LUẬN VĂN K24
Em chia sẻ một xíu kinh nghiệm để mấy Anh/Chị có thể tiết kiệm thời gian hơn cho việc nộp luận văn.
Keep It Simple Stupid!
Em chia sẻ một xíu kinh nghiệm để mấy Anh/Chị có thể tiết kiệm thời gian hơn cho việc nộp luận văn.
Để hướng cho page có thể hoạt động chuyên nghiệp và mở rộng trong tương lại, ad xin tạm đưa ra những nội dung cơ bản về Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi để vừa áp dụng lý thuyết vào một trường hợp cụ thể và vừa đưa ra ý tưởng ban đầu để mọi người cùng nhau đóng góp ý kiến vào để đưa ra những điểm chung và sau này chúng ta dễ dàng hoạt động hơn
Mới một kỳ thi nữa vừa diễn ra và điểm chuẩn cũng rất khủng, K24 UEH 16 điểm cho QTKD, 13.75 cho các ngành còn lại. Phải nói rằng QTKD đầu vào cao học của UEH rất chất lượng, vô đối mất rồi 😀
Kỳ vọng ở bài này tôi có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề có nên học dạng bồi dưỡng khi thi rớt đầu vào cao học hay không.
Đối tuợng đọc bài là các bạn thi cao học UEH nhưng may mắn chưa mỉm cười hay phải một cách direct là rớt.
Tôi viết bài này để note lại chia sẻ cho bạn tôi, sau 3 lần thi bị rớt. 🙁 so sad, khổ cái nay bỏ cái laptop ở chỗ khách rồi nên phải mượn con laptop cùi cùi này gõ, do ko quen bàn phím nên mất tập trung suy nghĩ ghê luôn, có thể bài này không đảm bảo chất lượng lắm.
Trước khi đi vào chia sẻ quan điểm cá nhân với tư cách là một người đi thi và học ở UEH rồi tôi xin chia sẻ 2 câu chuyện của bạn tôi và cá nhân tôi thấy phổ biến.
+ Câu chuyện 1: Rớt nhưng không học bổi dưỡng, mỗi năm ôn 1 trung tâm.
Bạn này học có thể nói là chăm chỉ, nhưng khả năng tập trung kém, thường thì học xong bài này thì quên bài trước. Nhưng cái quan trọng là không tập trung ôn, thay vì đó lại tìm hiểu về trung tâm ôn luyện, ôn ở trung tâm A thì nghe B tốt, rớt ở A, năm sau ôn ở B. Rớt tiếp ở B, rồi nghe C tốt, cứ thế rồi mãi cũng không đậu.
Bạn này theo tôi có vào học ở UEH cũng khó nên cơm cháo vì đi học bạn sẽ bị đồng môn và tin chém gió ở khóa trên rất nhiều, nghe mỗi người một kiểu, rồi cũng chắc gì ra trường hoặc mất rất nhiều tiền mà có mỗi tấm bằng.
+ Câu chuyện 2: Rớt cao học nhưng học bồi dưỡng
Có nghĩa là còn nợ đầu vào cao học UEH, nhưng lựa chọn đi học để “không bị chậm 1 năm”
Kết quả anh ấy đi học rất tốt, nhưng học xong năm 1 rồi bỏ vì có nhiều kế hoạch khác và không thi lại cao học nữa, một phần vì thầy cô chán, nghe nhiều tin không hay.
===
Vậy tại sao bạn thi lại nhiều lần thế mà vẫn rớt? mỗi lần thi lại bạn cải thiện hay tăng trưởng điểm nhiều không?
Nếu câu trả lời là không nhiều và còn xa vời so với điểm chuẩn thì bạn học bồi dưỡng nữa sẽ không nổi đâu.
BẠN NÊN/KHÔNG NÊN HỌC BỒI DƯỠNG CAO HỌC UEH:
Tóm lại là nên học cao học dạng bồi dưỡng khi:
Không nên học cao học dạng bồi dưỡng khi:
Quan điểm của tôi là các bạn nên thi pass trước rồi học vì quá trình học bạn càng bận hơn thôi, nên thi đầu vào còn kém hơn cả trước. đơn giản vì bạn không phải người có nhiều điều thuận lợi, không nỗ lực, không là thánh thì khó có thể làm 2-3 việc cùng lúc mà tốt được. Vì đi học năm 1 không hay lắm dễ làm bạn bị nao núng trong quá trình ôn lại. Các bạn hay thiêu thiếu 1 tí rồi chọn học bồi dưỡng, rồi năm sau cũng thiêu thiếu thì tính làm sao?
Tôi tin rằng các bạn chậm mà chưa chắc đã chậm đâu, học trình độ cao cần base và nghiền ngẫm nhiều, đòi hỏi đam mê thực sự. Bạn hãy đọc sách trước ở nhà, các tài liệu tôi cũng post lên đây rất nhiều. Xin đừng có tâm lý là lấy bằng thạc sỹ oai.
Vâng, oai con mẹ gì chứ mấy bác. Thạc sỹ mà vênh vênh, ăn nói củ chuối, suy nghĩ thì nông tẹt (Tôi thì hay nói bậy 😀 ). Còn nói kiến thức ư, tôi e rằng về kiến thức môn học giờ các bạn sinh viên còn ngon hơn tôi đấy 😀 vì cốt lõi vấn đề là ai chịu đọc và nghiền ngẫm hơn mà thôi mà. Đám vừa đi học vừa đi làm thì đọc sách sao mà nhiều được chứ.
Học xong mới cảm thấy việc học của mình mới chỉ bắt đầu :))
Thầy cô UEH rất giỏi và đa phần giỏi, trong quá tình học từ bổ túc thì chỉ khoảng 2-4 giáo viên tôi thấy cùi, võ mồm thôi 😀 còn lại tuyệt. Đầu vào cũng gọi là chất lượng, có lẽ phương pháp học chuối quá nên cả giáo viên lẫn học viên mệt nên các bạn cũng đừng kỳ vọng cao quá. Bạn nào có thái độ tự học tốt sẽ học rất tốt, mà các bạn này có lẽ đã đậu cmnr.
Nói nhiều bạn không tin chứ sau khi học 2 năm cao học đủ các thế võ như hàn long thập bát chưởng, càng khôn đại nã di, tố nữ kinh, dịch cân kich… nhưng giờ làm con luận văn thì lơ mơ lắm… có lẽ phương pháp học yếu, chưa lĩnh hội được, lan man nên mỗi lần làm lại cái gì cũng như bắt đầu lại từ số 0 :))
Còn nếu muốn học thử cho biết đi học cao học thế nào, bạn hoàn toàn có thể học chui. Tôi đi học 2 năm không bị hỏi thẻ lần nào, lớp đông như quân nguyên nên bạn xấu xấu tí như tôi cũng chẳng ai hỏi bạn đâu.
Thôi, nói đã khá dài, tôi cũng chia sẻ chỉ là quan điểm cá nhân nhìn thấy và cảm nhận qua nhiều bạn bè. Dù rằng tỷ lệ đậu không cao khi học bồi dưỡng nhưng năm nào cũng có 1 số lượng bạn học bồi dưỡng không nhỏ. Như lớp tôi cũng có bạn học bồi dưỡng nhưng cũng chưa đậu, lúc nào cũng thiếu 1 tí…. Tiếc thật.
Nếu có bạn nào học K24 thì rước Kevin đi học với nhé 😀 tối tối không đi học hay tụ tập rịu chè oải quá… 😀
Chúc các bạn lựa chọn sáng suốt,
Kevin
Đây là 1 plugin trong Sublime text giúp code nhanh hơn, hiệu suất cao hơn. Tên cũ gọi là Zend Coding.
1. Cài đặt Emmet qua Package Control của Sublime Text 3 (ST3)
Lưu ý là Emmet hỗ trợ rất nhiều IDE từ ST3, Netbean, Notepad++, Coda…
2. Phím tắt Emmmet với ST3
ul>li.item$*3
=> class item1 item2 item3Thực tiễn công tác bảo trì tại tập đoàn Hoa Sen.
Tập đoàn Hoa Sen áp dụng công nghệ NOF vào quy trình sản xuất tôn mạ kẽm. Trong quy trình này có 5 loại máy: Mãy xả cuộn, máy cuốn cuộn, máy cán, máy nắn phẳng, máy phủ.
Hoạt động bảo dưỡng hàng ngày bằng 3 phương pháp:
Như ta đã biết chi phí bảo trì sẽ gồm chi phí bảo trì phòng ngừa và chi phí bảo trì hư hỏng. Do đó, tại tập đoàn hoa sen cũng cân nhắc 2 phương án là có bảo trì phòng ngừa hay là không có bảo trì phòng ngừa.
Quy trình 4 bước lựa chọn phương án bảo trì tối ưu:
Continue reading “Vận dụng lý thuyết bảo trì tại tập đoàn Hoa Sen”
Trong qua trình chuyển đổi, một sp/dv được sx có hiệu quả và năng suất cao, phải có sự đặt ra các mục tiêu đánh giá khả năng hiện tại trước quá trình chuyển đổi. Những mục tiêu đó được xem là các tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động là một chuẩn mực đặt ra là cơ sở để so sánh trong khi đo lường và xem xét sản lượng.
Nếu không có tiêu chuẩn nào đặt ra thì sẽ không có cơ sở nào để so sánh khả năng hiện tại với khả năng hoạch định và không có cách nào uốn nắn thông qua chức năng kiểm tra cần thiết.
1/ Môi trường bên ngoài
2/ Ứng dụng khoa học truyền thống vào phạm vi thiết kế công việc
3/ Cách ứng xử vào phạm vi thiết kế công việc:
4/ Tổ chức bên trong
5/ Thành quả đạt được
* TIÊU CHÍ 1: Hiệu quả thể hiện trong định nghĩa cổ điểm
Đo lường: Sản lượng đầu ra/ đầu vào
Đối với trường hợp bảo trì là: Hiệu quả = Đơn vị sản phẩm / Số giờ bảo trì.
* TIÊU CHÍ 2: Hiệu quả được thể hiện bằng hiệu lực của lực lượng lao động bảo trì đến số lượng trang thiết bị bảo trì
Hiệu quả = Số giờ bảo trì / Chi phí thay thế của đầu tư.
* TIÊU CHÍ 3:
Hiệu quả = Số giờ thực tế để thực hiện công việc bảo trì / Số giờ chuẩn để thực hiện công việc bảo trì.
Đo lường công việc là việc xác định mức độ và số lượng lao động trong nhiệm vụ sản xuất và hoạt động.
Có 6 cách căn bản để thiết lập một tiêu chuẩn thời gian (công việc).
Tham khảo thêm tr283