(Ai quan tâm đến Pi Network nên đọc kỹ những điều tôi cố gắng “diễn nôm” cho dễ hiểu dưới đây để thấy tiềm năng hiện hữu của nó)
Vào khoảng 1995-2000, sự phát triển của công nghệ trên Internet đã tạo một làn sóng đầu tư vô cùng mạnh mẽ vào các công ty Dot-com (.com), nhất là các công ty khởi nghiệp, khiến cho thị trường chứng khoán Mỹ thăng thiên. Nhiều công ty Dot-com được định giá khổng lồ do kỳ vọng của các nhà đầu tư trong khi lợi nhuận không có bao nhiêu hoặc hoàn toàn không có lợi nhuận. Đến năm 2000-2001, bong bóng vỡ do thị trường nhận ra nhiều công ty chạy theo Dot-com trong khi mô hình kinh doanh của họ không bền vững. Chỉ số NASDAQ giảm hơn 75% từ đỉnh cao, hàng nghìn công ty phá sản, và hàng ngàn tỷ USD vốn hóa thị trường bốc hơi. Sự kiện “bong bóng Dot-com” bị vỡ này chấn động toàn cầu.
Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới, đây không phải là điều xấu. Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan cho rằng bong bóng Dot-com vỡ là một cuộc “phá hủy sáng tạo”. Bởi vì dù thiệt hại về kinh tế là quá lớn (ước tính khoảng 5000 tỷ đô la vốn hóa bốc hơi, hàng ngàn công ty phá sản), nhưng lợi ích từ hoạt động sáng tạo mang lại đã vượt xa sự thiệt hại. Những công ty “sống sót” hoặc tận dụng cơ hội sau bong bóng đã nhanh chóng điều chỉnh lại mô hình kinh doanh và trở thành những công ty thật sự khổng lồ. Đó là Amazon, Google, eBay, Cisco Systems, Microsoft, Apple (Apple lúc đó chưa phải là công ty Dot-com, nhưng đã tận dụng cơ hội này để đổi mới), tiếp đó là Facebook và các tập đoàn khác.
Đây chính là thời kỳ hoàng kim của Internet web2 (.com, .net, .org…) được các tập đoàn công nghệ tận dụng triệt để nhằm thâu tóm quyền lực mềm, tạo thành những “đế chế” công nghệ, từ Amazon, Google đến Meta. Quyền lực tập trung, tài chính tập trung, biến nhân loại thành công cụ kiếm tiền. Nhưng thời hoàng kim đó sẽ phải chấm dứt.
Giữa “bong bóng Dot-com”, có những thiên tài ẩn danh nhìn xa trông rộng, đã phát minh và ứng dụng một công nghệ mới trên Internet nhằm phá bỏ quyền lực tập trung để phân tán quyền lực và chia sẻ lợi ích công nghệ cho mọi người. Sự ra đời của Bitcoin cùng công nghệ Blockchain đánh dấu sự bắt đầu đó. Một cuộc cách mạng thực sự đã và đang vận hành từng bước một suốt 15 năm nay. Internet web3 cũng bắt đầu hình thành dựa trên công nghệ Blockchain, từ crypto đến tên miền web3. Nó cũng giống như một đế quốc bao giờ cũng hàm chứa trong lòng nó một lực lượng khiến cho đế quốc đó phải cáo chung. Lực lượng có thể phá vỡ các đế chế công nghệ chính là Blockchain.
Các hệ sinh thái Blockchain cũng đã bắt đầu sử dụng tên miền web3. Đó là các tên miền .bitcoin, .eth, .crypto, .sol… (khoảng một chục tên miền). Tuy nhiên, những tên miền này rất khó được phổ cập, chúng thường dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khai thác trên blockchain của những hệ sinh thái đó, công chúng rộng rãi khó có điều kiện tham gia, cho nên họ không mấy quan tâm. Vì vậy, sự hiện diện của chúng chưa đủ sức “đe dọa” đến sự tồn tại của các đế chế công nghệ. Chúng chỉ là những chiến sĩ “gieo mầm cho cuộc cách mạng”.
Mới nhất là cuộc đấu giá tên miền .pi đang diễn ra. Với hơn 60 triệu người dùng, trong đó hơn 20 triệu người dùng đã KYC và Pi Network đang “mở cửa”, chỉ khoảng một tuần, cuộc đấu giá ước tính đã thu hút hàng chục đến hàng trăm ngàn người tham gia (hơn 200 ngàn lượt đấu giá, gần 100 ngàn tên miền có giá đấu thầu đang hoạt động), bao gồm những người trong và ngoài hệ sinh thái Pi đang tham gia giao dịch Pi trên các sàn giao dịch. Đây là cuộc đấu giá tên miền web3 lớn nhất trong lịch sử. Nó sẽ báo hiệu điều gì ?
Thứ nhất. Công chúng rộng rãi, bao gồm các doanh nghiệp, bắt đầu nhận ra sự hữu ích của tên miền phi tập trung web3 (đại diện là Dot-pi ) so với tên miền web2 (đại diện là Dot-com).
– Với Dot-com, người dùng bị thu thập và kiểm soát dữ liệu cá nhân (chủ yếu để phục vụ cho quảng cáo thu siêu lợi nhuận về tay các Big Tech, còn người dùng thì hầu như không được gì). Với Dot-pi, người dùng tự quản lý dữ liệu cá nhân, không một cơ quan tổ chức trung gian nào có thể thâu tóm hoặc can thiệp.
– Với Dot-com, người dùng bị kiểm duyệt, dữ liệu có thể bị đánh cắp, thậm chí có thể bị tấn công mất tài khoản. Với Dot-pi, hệ thống có chức năng “tự kháng kiểm duyệt”(Pi tuyên bố tuân thủ luật pháp các quốc gia nên hệ thống cũng có chức năng tự động loại bỏ các hành vi phạm pháp), khi hệ thống Pi Nodes vận hành thông suốt thì việc bị tấn công là không thể (hiện có hơn 200 ngàn Pi Noes testnet đang từng bước mainnet).
– Với Dot-com, lợi ích do các Big Tech thâu tóm. Với Dot-pi, lợi ích được chia sẻ cho cộng đồng.
Thứ hai. Về mặt kỹ thuật, việc tích hợp giao thức email vào .pi là hoàn toàn khả thi, dù chưa được Pi Netwwork công bố. Hiện nay Gmail đang được công chúng sử dụng rộng rãi nhất, việc chuyển từ Gmail sang .pi email rất có thể sẽ từng bước diễn ra vì lợi ích của người dùng.
– Với Gmail, là dịch vụ email tập trung do Google cung cấp, lưu trữ dữ liệu người dùng trên máy chủ của họ, đi kèm với quảng cáo và khả năng bị theo dõi.
– Với .pi email, là một hệ thống email phi tập trung dựa trên blockchain, nơi dữ liệu được mã hóa và người dùng tự kiểm soát quyền riêng tư thông qua khóa cá nhân, không ai có thể theo dõi được.
Thứ ba. Các Big Tech thu lợi nhận khổng lồ từ web2 sẽ phải đối phó như thế nào ? Chắc chắn họ sẽ không cúi đầu từ bỏ siêu lợi nhuận, nhưng sẽ từng bước áp dụng cục bộ công nghệ Blockchain để giữ người dùng, vì vậy sự tập trung quyền lực có thể sẽ dần bị phân tán. Điều này sẽ rất có lợi cho công chúng. Đó cũng là sự đóng góp gián tiếp rất lớn của các hệ sinh thái Blockchain, từ Bitcoin đến Pi Network cho sự phồn vinh của nhân loại.
Sẽ có “bong bóng Dot-pi” như bong bóng Dot-com diễn ra hơn ¼ thế kỷ trước không ? Có lẽ là không. Vì nhân loại cũng trưởng thành thêm một bước sau bong bóng Dot-com, nhưng điều quan trọng hơn, hệ sinh thái Pi còn hàm chứa khả năng kiểm soát lòng tham nữa. Nhưng dù có bong bóng thì cũng sẽ là một cuộc phá hủy sáng tạo mới.
Trong 6 năm qua, Pi Coreteam không thu của ai xu nào, không huy động vốn, không quảng cáo để “lùa gà”, không nói trước giá Pi trên sàn sẽ cao hay thấp. Họ tin tưởng ở cộng đồng của họ và chỉ lần lượt công bố những gì họ làm được. Họ thật sự đáng tin cậy.
HOÀNG HẢI VÂN