Pi Network có thực sự đào được trên điện thoại?

Mục lục

Đây có lẽ là vấn đề mà ae Anti-Pi và ủng hộ Pi tranh luận nhiều nhất từ khi dự án Pi Network ra đời với tuyên bố “Pi đào được trên điện thoại mà không tốn tài nguyên tính toán”. Ae Anti-Pi nhanh chóng chỉ ra rằng app Pi đơn thuần chỉ là một bộ đếm giờ, không có gì cao siêu. Vậy bản chất thực sự của vấn đề này là gì, hãy cùng CK tìm hiểu nhé.

Trước hết chúng ta cần phải định nghĩa đào là gì?

Theo cách hiểu thông thường:
– Đào là lấy lên một khối lượng đất đá để tạo thành một khoảng trống sâu xuống hoặc để tìm lấy vật gì ở dưới lòng đất.
– Đào mỏ có thể hiểu là khai thác quặng, hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng gió là các cô chân dài bòn rút tiền của các đại gia.

Vậy theo quan niệm dân gian thì đào cũng đã có cả nghĩa đen và nghĩa bóng, khá mông lung.

Vậy trong công nghệ Blockchain và Crypto thì đào cần hiểu ra sao?

– Thuật ngữ đào được ra đời gắn liền với đồng tiền mã hóa đầu tiên là Bitcoin. Hiểu đơn giản thì đào Bitcoin là tham gia vào quá trình giải các thuật toán phức tạp, xác minh giao dịch, tạo các chuỗi khối mới, và nhận về phần thưởng chính là BTC. Cách đào trên BTC xuất phát từ thuật toán PoW (Proof of Work – Bằng chứng công việc), đòi hỏi phải sử dụng máy tính có hiệu năng cực cao nếu như độ khó càng ngày càng gia tăng. Vậy nên với nhiều ae, quan niệm đào coin luôn phải gắn liền với các siêu máy tính, phải chi nhiều tiền bạc.

Đọc thêm:  DOG (DOG): Memecoin công bằng và hướng đến cộng đồng trên Blockchain Bitcoin

– Do đặc tính tiêu tốn năng lượng rất nhiều của PoW nên ae học thuật nghĩ ra một thuật toán mới gọi là PoS (Proof of Stake – Bằng chứng cổ phần). Với PoS, “đào” coin lại được diễn ra theo một cách thức khác. Có thể hiểu nôm na là người dùng sẽ ký gửi (Stake) một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain. Các Validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Các Validator sẽ đào coin hay nhận được phần thưởng từ gas fee (phí giao dịch), và APY lãi suất hàng năm từ khoản stake. PoS không tiêu tốn nhiều năng lượng như PoS nhưng có thể dẫn đến mất tính phi tập trung do người stake nhiều coin (người lắm tiền) thì tiếng nói sẽ có trọng lượng hơn.
Ok, vậy còn Pi Network thì sao? đào trên điện thoại nghĩa là gì?

Pi không sử thuật toán PoW hay PoS, mà sử dụng công nghệ Stellar Consensus Protocol (viết tắt là SCP). Công nghệ này được phát triển bởi giáo sư David Mazières tại ĐH Stanford, Hoa Kỳ vào năm 2015. GS David Mazières là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới mật mã học. Thuật toán SCP đã được đề cập đến trong nhiều bài báo và trích dẫn tại các tạp chí nổi tiếng (https://scholar.google.com/scholar?hl=en&as_sdt=0%2C5&as_vis=1&q=stellar+consensus+protocol&btnG=).

Với SCP, coin sẽ không được đào ra giống như PoW hay PoS, mà tổng cung sẽ được cố định ngay từ đầu trong Genesis Account khi khởi chạy mạng Blockchain (Với Pi là 100 tỷ coin), và coin sẽ được được chia đến từng người dùng thông qua Faucet (kiểu cơ chế vòi nước). Chia như thế nào là tùy vào cách thức của từng dự án.

Đọc thêm:  Thông báo quà chào mừng Bitget VIP lên đến 3000 USDT

TÓM LẠI PI NETWORK CÓ ĐÀO ĐƯỢC TRÊN ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

Câu trả lời là KHÔNG nếu dựa theo định nghĩa đào coin của PoW hay PoS, nhưng là CÓ nếu hiểu rằng quá trình đào Pi/điểm danh trên điện thoại hàng ngày thực ra là:

– Quá trình thể hiện niềm tin dài hạn với dự án -> niềm tin này được trả thưởng bằng Pi Coin trên Mainnet.

– Quá trình đóng góp vào sự phát triển cộng đồng và mạng lưới Pi Blockchain. Ae muốn nhận được thêm Pi thì cần mời thêm bạn bè tham gia vào mạng lưới, lợi ích thu lại không phải theo kiểu đa cấp mà là quan hệ win-win, cả hai cùng đào thì mới tăng được năng suất, không khác gì ngoài đời thực. Ae cũng có thể đóng góp cho sự bảo mật và phi tập trung của Pi Blockchain bằng cách xây dựng vòng tròn bảo mật giúp tạo nên Global Trust Graph (Biểu đồ tin cậy toàn cầu), từ đó cung cấp thông tin để hệ thống Pi Node vận hành trơn tru và phi tập trung. Món này đi sâu vào công nghệ nên có thể sẽ bàn đến sau -> Tóm lại nhận về Pi Coin bằng việc đóng góp cho sự phát triển dài hạn của dự án.

TỔNG KẾT:

Nếu vượt qua giới hạn về định nghĩa đào coin dựa trên thuật toán PoW hay PoS, chúng ta có thể hiểu dự án Pi đưa ra một khái niệm đào coin hoàn toàn mới. Đào coin ở Pi không thể mua được bằng tiền, bằng sức mạnh tính toán, mà phải đào bằng niềm tin vô hình, bằng sự đóng góp dài hạn cho dự án. Cách đào mới này đã giúp Pi có những thành công nhất định như tạo dựng được cộng đồng với hơn 35 triệu người tích cực trên gần 200 quốc gia, xây dựng được mạng lưới Blockchain khá ấn tượng với hàng chục nghìn Node active trải rộng trên nhiều vùng lãnh thổ.

Đọc thêm:  Mua USDT bằng tiền fiat trên Bitget: Nhận voucher đăng ký USDT với 100% APR!

Tuy nhiên để nói rằng Pi thực sự thành công thì sẽ còn phải mất thêm nhiều thời gian, phải chờ xem Pi CT sẽ xây dựng được hệ sinh thái cũng như tạo ra các nhu cầu sử dụng Pi thiết yếu như thế nào.

Nguồn: CK Capital

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số – Nghiên cứu khoa học và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain tới đối tượng là nhà nghiên cứu và những cá nhân khác quan tâm tới những lĩnh vực này.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending