Pi Network thực ra hoạt động như một công ty cung cấp dịch vụ blockchain. Thực tế thì Pi là sản phẩm công nghệ của Pi Community Company – đây là 1 công ty có tư cách pháp nhân đăng ký bên Mỹ.
https://www.picommunity.co/ Pi không có gọi vốn đầu tư theo hình thức IDO, ICO, nhưng có một số nhà đầu tư rót tiền vào công ty Pi Community Company giai đoạn đầu theo dạng SAFE (Simple Agreement for Future Equity)
Chính vì hoạt động theo hình thức 1 công ty nên Pi mới phải thực hiện KYC cho user để tuân thủ luật pháp nếu muốn được các quốc gia chấp nhận. Khi kí vào bản cam kết nhận Pi về ví, để ý kĩ sẽ thấy đây là một văn bản rất chỉn chu do đội ngũ luật sư của công ty Pi soạn thảo. Thông thường chúng ta phải tham gia vòng seed sale, đầu tư tối thiểu hàng trăm nghìn đô thì mới kí vào các văn bản như vậy. Nhưng Pi thì bắt mọi user phải kí. Và lưu ý thêm signature trong văn bản đó kí bằng Wallet của user, tức là lưu trữ vĩnh viễn trên Blockchain, không thể sửa đổi, không thể xóa. Sau này làm ăn gian dối, lừa đảo thì ko chạy đi đâu đc.
Sử dụng Token thay bằng Coin cũng là để tránh những rắc rối với SEC, vì SEC “thích” quy chuẩn tất cả crypto là token. Coin hay Token về mặt kĩ thuật cũng chỉ đơn giản để phân biệt coin chủ của hệ, và các token xây dựng thông qua SmartContract. Với SCP thì không có SC, nhưng có các Asset, tương tự Token, còn Pi là coin.
Để bước đầu xây dựng được hệ sinh thái và thu hút các nhà kinh doanh tham gia, Pi sẽ vẫn cần 1 kênh thanh khoản lớn và uy tín với tiền Fiat tại các quốc gia. Pi là tiền tệ trong hst của Pi, nhưng đầu cuối khi ra vào hệ thì vẫn phải qua Fiat. MoneyGram là công ty thanh khoản Global rất nổi tiếng. MoneyGram có quan hệ với Stellar Foundation, nơi phát triển ra thuật toán blockchain SCP mà Pi đang sử dụng. Gần đây MoneyGram cũng mới ra thông báo sẽ tích hợp USDC vào nền tảng. Nên có thể MoneyGram sẽ là bên thứ 3 phù hợp giúp Pi kết nối với thế giới thực. Liên tưởng dễ hiểu nhất chính là xu của Shoppe. Ae có thể dùng xu đó để mua hàng, nhưng cuối cùng vẫn phải thanh khoản ra VNĐ để chính phủ có thể quản lý, đánh thuế, xử lý lừa đảo,…
Nếu Pi muốn trở thành đối thủ của Visa, hay Master Card, muốn được các thương gia để ý tới thì cần đáp ứng được một số nhu cầu sau:
– Tốc độ giao dịch nhanh, bảo mật tốt.
– Thanh khoản với Fiat cao.
– Uy tín, đảm bảo.
– Được các quốc gia chấp nhận.
Còn sau này khi Pi đủ lông đủ cánh, nền kinh tế và hệ sinh thái Pi có thể tự vận hành, không cần phụ thuộc vào Fiat nữa thì who knows?
Ae cũng chú ý thêm rằng tuy Pi đã về ví Mainnet nhưng hiện tại vẫn là Enclosed Mainnet, chỉ cho phép các giao dịch nội bộ thông qua Dapps trong Pi Browser, chưa được connect với các mạng Blockchain khác, và chưa được mua bán trao đổi với Fiat cũng như các loại Crypto khác. Kể các các hợp đồng tương lai cũng không được cho phép. Ai cố tình vi phạm thì khả năng cao tk sẽ bị khóa.
Như mình đã nói, đây là thời điểm cộng đồng cần chung tay xây dựng hệ sinh thái vững mạnh cho Pi, tạo ra nhiều nhu cầu sử dụng Pi, chứ không phải bàn về giá.
Nguồn: CK Capital