Tính năng Staked Direct Messages (Staked DMs) được Pi Network giới thiệu vào năm 2023, theo roadmap được công bố trên blog chính thức của họ. Đây là một tính năng tích hợp vào ứng dụng Pi Chats, cho phép người dùng gửi tin nhắn trực tiếp 1 – 1 tới bất kỳ cá nhân nào trong mạng lưới bằng cách stake một lượng Pi khi khởi tạo yêu cầu nhắn tin.
Cơ chế hoạt động là người gửi phải stake một lượng Pi, ví dụ: 0,2 Pi để gửi tin nhắn. Nếu người nhận chấp nhận yêu cầu, số Pi được hoàn lại cho người gửi. Nếu bị từ chối, số Pi đó sẽ bị mất (forfeit), và người gửi có thể phải stake nhiều hơn cho các yêu cầu tiếp theo nếu bị từ chối nhiều lần.
Mục tiêu của họ là tích hợp tokenomics vào giao tiếp xã hội, biến việc nhắn tin thành một hoạt động kinh tế, nhằm khuyến khích các kết nối chân thực, giảm spam, và tăng tính tiện ích cho đồng Pi trong hệ sinh thái.
Việc yêu cầu stake Pi tạo ra một chi phí kinh tế cho người gửi, khiến họ phải cân nhắc kỹ trước khi gửi tin nhắn hàng loạt hoặc spam. Điều này giúp giảm tình trạng “information overload” (quá tải thông tin) thường thấy trên các nền tảng Web 2 như WhatsApp hay Telegram, điều này khuyến khích sự kết nối chân thực hơn so với Web 2.
Tầm nhìn dài hạn của Pi Network xem Staked DMs như “nguyên tử đầu tiên” (first atom) của một hệ thống giao tiếp xã hội dựa trên tiền mã hóa, với kế hoạch mở rộng sang các tính năng phức tạp hơn như group chats, channels, và hỗ trợ đa dạng loại media (hình ảnh, video) trong tương lai.
Facebook đã từng thử nghiệm các ý tưởng tương tự trong quá khứ, nhưng không sử dụng tiền mã hóa hay tokenomics như Pi Network.
Vào năm 2013, Facebook đã thử nghiệm một tính năng cho phép người dùng trả phí (bằng tiền pháp định, không phải tiền mã hóa) để gửi tin nhắn đến những người không nằm trong danh sách bạn bè của họ. Chi phí dao động từ 1 USD đến 100 USD, tùy thuộc vào “giá trị” của người nhận (dựa trên số lượng người theo dõi hoặc mức độ nổi tiếng) Tính năng “Pay to Message” của Facebook có điểm tương đồng với Staked DMs ở chỗ cả hai đều yêu cầu một chi phí để gửi tin nhắn, nhằm giảm spam và tăng chất lượng giao tiếp.
Tuy nhiên, Staked DMs sử dụng tiền mã hóa (Pi) và hoạt động trên blockchain, trong khi tính năng của Facebook sử dụng tiền pháp định và là một hệ thống tập trung. Tính năng “Pay to Message” của Facebook đã bị chỉ trích nặng nề vì bị coi là “phân biệt đối xử” và “thương mại hóa giao tiếp”. Người dùng không muốn trả tiền để nhắn tin, đặc biệt khi các nền tảng khác như WhatsApp hay Telegram cung cấp nhắn tin miễn phí. Cuối cùng, Facebook đã ngừng thử nghiệm này vào năm 2015 và tập trung vào các mô hình kiếm tiền khác, như quảng cáo.
Mặc dù Facebook không tiếp tục ý tưởng “Pay to Message”, nhưng sau đó Facebook lại tiếp tục mở dự án tiền điện tử Diem vào năm 2019, với mục tiêu tạo ra một stablecoin để sử dụng trong thanh toán và giao dịch trên các nền tảng của Meta, bao gồm Messenger và WhatsApp. Ý tưởng là người dùng có thể gửi tiền qua Messenger bằng Diem, nhưng không có cơ chế “pay to message” như Staked DMs của Pi network. Tuy nhiên, dự án này của FB đã bị hủy bỏ vào năm 2022 do áp lực pháp lý và sự phản đối từ các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu. Có thể nói để phát triển tiền điện tử tích hợp trong mạng xã hội không hề đơn giản chút nào, rất nhiều rào cản từ kĩ thuật cho tới pháp lý.
Có một số dấu hiệu cho thấy Pi Network vẫn đang phát triển Staked DMs, như cải tiến backend của Pi Chats và chiến lược tăng cường tương tác xã hội trong hệ sinh thái. Tuy nhiên, không có thông tin cụ thể về việc mở rộng tính năng này vào năm 2025, cho thấy Pi Network có thể đang tập trung vào các ưu tiên khác trước khi quay lại phát triển Staked DMs.
Nguồn: Thanh Nguyen