Tương lai của tiền mã hóa & Blockchain

Mục lục

tuong-lai-cua-tien-ma-hoa

Trong khi dịch Covid khiến cho nền kinh tế toàn cầu đầy biến động, thế giới tiền mã hóa cùng công nghệ Blockchain vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng trong về công nghệ này, nhưng có thể thấy đây là một thị trường mới mẻ và năng động.

Tương lai của tiền mã hóa và Blockchian là đầy triển vọng

Blockchain và tiền mã hóa đã tiến xa, theo bất kỳ hệ đo lường nào, so với những ngày đầu, người ta giờ đây đã vỡ vạc ra nhiều khái niệm mà vài năm trước họ còn rất mông lung và mơ hồ. Hiện nay “tiền mã hóa” (ở Việt Nam gọi là “tiền ảo” – một các gọi không đúng bản chất và hơi thiên kiến) trở thành một phần của nhiều chiến lược kinh doanh của nhiều quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính cũng như các công ty có tinh thần đổi mới sáng tạo (Xem thêm: Danh sách các quỹ đầu tư tiền mã hóa hiện nay). Cũng vì lĩnh vực này phát triển nhanh như vậy, đưa ra dự báo về tương lai của tiền mã hóa và Blockchain sẽ rất khó khăn.

Xem thêm: Tiền mã hóa là gì?

Tất nhiên, có một số xu hướng phát triển cơ bản mà người ta có thể dự báo về blockchain và tiền mã hóa trong tương lai. Một số xu hướng có thể mất nhiều thời gian hơn để hiện thực hoá.

Sẽ có một số xu hướng phát triển cơ bản mà người ta có thể dự báo về tương lai của tiền mã hóa và Blockchain như sau

Bitcoin tiếp tục đà tăng giá

Bitcoin được dự báo sẽ đóng cửa năm 2021 ở mức trên 100.000 USD (Theo Forbes). Đây có vẻ như là một dự báo khá lạc quan bởi sự chấp nhận tiền mã hóa ngày càng gia tăng, nổi bật nhất là El Salvado là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã chấp nhận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp vào tháng 9/2021 (Theo Reuters).

Altcoin – tiếp tục gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị vốn hóa

Hiện tại tháng 09/2021, trang CoinGekco thống kê được có 9,458 đồng tiền mã hóa trên thị trường với tổng vốn hóa hơn 1047 tỷ USD (gấp gần 8 lần so với năm 2020).

altcoin-market-cap-2021

Stablecoin – sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn bởi tính ổn định của nó

Mặc dù hiện nay Bitcoin được nhắc đến là chủ yếu, loại tiền mật mã stablecoin đang nhanh chóng nổi lên dẫn đầu xu hướng áp dụng rộng rãi.

Stablecoin là loại tiền mã hóa được thiết kế để tránh sự biến động giá tự do như Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa khác. Sự ổn định giá của stablecoin được hỗ trợ bởi đồng tiền truyền thống hoặc tài sản đảm bảo.

Xem thêm: danh sách các đồng Stablecoin tốt nhất hiện nay

Với tổng giá trị vốn hóa thị trường hàng chục tỷ USD, việc sử dụng stablecoin rộng rãi hơn trong hoạt động kinh doanh là một xu hướng dễ dự đoán và là tương lai của tiền mã hóa.

Tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương (CBDC – Central Bank Digital Currency) xuất hiện

Sự xuất hiện của đồng tiền kỹ thuật số của các chính phủ là điều đang xảy ra , và câu hỏi còn lại duy nhất là quốc gia nào sẽ hoàn thiện nó sớm nhất. Đang có rất nhiều quốc gia ấp ủ kế hoạch tiền kỹ thuật số và đây cũng là một trong những xu hướng tương lai của tiền mã hóa.

Xem thêm: Danh sách các quốc gia đang thử nghiệm đồng CBDC

Trung Quốc đang đi đầu trong việc phát triển CBDC

Và mới đây ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã chính thức phát hành tiền nhân dân tệ điện tử vào đầu tháng 5/2020. Như vậy, Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên trên thế giới vận hành đồng tiền kỹ thuật số có chủ quyền, hoàn toàn khác với đồng Bitcoin không biên giới.

Hồ sơ bằng sáng chế tiền điện tử phát hành bởi PBOC được công khai vào tháng 10/2018, mô tả một loại tiền tệ sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại nhập thông tin chi tiết về người vay, lãi suất trước khi chuyển tiền, giúp PBOC chủ động quản lý hoạt động cho vay và trực tiếp rót vốn tại những trường hợp phù hợp.

Đồng nhân dân tệ điện tử – eCNY

Đồng nhân dân tệ điện tử có giá trị như tiền giấy thông thường, được ngân hàng trung ương Trung Quốc công nhận, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã code trong ví điện tử. Tiền điện tử cho phép người dùng thanh toán, nhận và chuyển tiền như các nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay và WeChat Pay. Chức năng chạm cho phép hai người dùng chạm điện thoại vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Như vậy, nguyên lý phát hành và quản lý của nhân dân tệ điện tử không hề giống với các loại tiền mã hóa như Bitcoin, loại tiền sử dụng “sổ cái trên blockchain” để xác thực và ghi nhận giao dịch. Bitcoin và những loại tiền điện tử khác như Ethereum… hỗ trợ chuyển khoản ẩn danh mà không cần người trung gian hoặc ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, giá trị của chúng biến động rất mạnh nên không thực sự phù hợp để làm phương tiện thanh toán. Ngược lại, việc giao dịch đồng nhân dân tệ điện tử sẽ không ẩn danh hoàn toàn và giá trị của nhân dân tệ điện tử sẽ ổn định như loại tiền giấy đang lưu thông.

Đọc thêm:  Đào Bitcoin Trên Đám Mây: Hướng Dẫn Toàn Diện

Nhân dân tệ điện tử hoạt động với quy trình: Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tải xuống ví kỹ thuật số trên điện thoại di động và nạp tiền kỹ thuật số từ tài khoản ngân hàng của họ. Sau đó, họ có thể thanh toán hoặc nhận tiền từ bất kỳ ai có ví điện tử, giống như việc sử dụng tiền mặt thông thường.

Từ tháng 5/2020, nhân viên nhà nước tại các thành phố như Thâm Quyến, Thành Đô, Tô Châu, Bảo Định… sẽ nhận lương bằng tiền điện tử. Trước mắt, tiền điện tử được dùng để thanh toán cho các phương tiện giao thông công cộng, mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, sau đó sẽ mở rộng ra các thành phần khác.

Với việc phát hành nhân dân tệ điện tử, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giải quyết được bài toán giữa giao dịch ẩn danh và nhu cầu trấn áp tội phạm tài chính. PBOC từng cho biết thông tin người dùng sẽ không bị lộ hoàn toàn với ngân hàng. Tuy nhiên, danh tính người dùng khả năng cao phải gắn liền với ví cá nhân, mở ra cánh cửa để nhà chức trách truy xuất tới các giao dịch người dùng. Đây là việc mà các đồng tiền mã hóa trên thế giới không giải quyết được.

Đồng nhân dân tệ điện tử được PBOC phát hành để thay thế tiền mặt, nên sẽ không có tác động lớn đến nguồn cung tiền tệ, và do đó sẽ không có những ảnh hưởng đối với chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng trung ương Trung Quốc

Thu thuế tiền mã hóa

Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) có thể thực hiện việc đánh thuế Bitcoin và một số đồng tiền mã hóa khác (Nguồn CNN). Các cơ quan thuế trên toàn cầu cũng bắt đầu để ý đến nguồn thu tiềm năng này (Nguồn: Taxably)

Liên quan đến chính sách quản lý, SEC (cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Mỹ) mới đây tố cáo Ripple bán cổ phần chưa đăng ký thông qua việc phát hành đồng XRP cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới (Nguồn SEC). Cho đến thời điểm viết bài này (10/2021) thì kết quả kiện tụng giữa SEC và Ripple vẫn chưa ngã ngũ, kết quả này được đánh giá là tác động khá lớn đến sự phát triển của Ripple nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung (Nguồn: NASDAQ)

Ngành tài chính sẽ dần phải chấp nhận Blockchain và tiền mã hóa

Giảm thiểu chi phí cho người trung gian

Có lẽ không ngành nào được hưởng lợi từ việc tích hợp blockchain vào các hoạt động kinh doanh của mình hơn ngân hàng. Hầu hết hiện nay các tổ chức tài chính chỉ hoạt động trong giờ làm việc, 5 ngày một tuần. Thậm chí bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nhân viên phải bữa làm bữa nghỉ. Điều đó đôi khi ảnh hưởng đến các giao dịch, có nghĩa là nếu bạn cố gắng gửi séc vào thứ Sáu lúc 5 giờ chiều, bạn có thể sẽ phải đợi đến sáng thứ Hai để xem tiền đến tài khoản chưa. Ngay cả khi bạn thực hiện gửi tiền của mình trong giờ làm việc, giao dịch vẫn có thể mất từ 1 – 3 ngày để xác minh do khối lượng giao dịch lớn mà ngân hàng cần giải quyết.

Mặt khác, blockchain không bao giờ “ngủ”. Bằng cách tích hợp blockchain vào các hoạt động, giao dịch của ngân hàng, người tiêu dùng có thể thấy các giao dịch của họ được xử lý trong vòng 10 phút (hoặc thậm chí vài giây), về cơ bản đây là thời gian cần thiết để thêm một khối vào blockchain, bất kể thời gian hay ngày trong tuần. Với blockchain, các ngân hàng cũng có cơ hội trao đổi tiền giữa các tổ chức nhanh chóng và an toàn hơn.

Blockchain Thời gian tạo Block dự kiến
Bitcoin 10 min
Ethereum 10–19 s
Litecoin 2.5 min
Bitcoin Cash 10 min

Thời gian tạo Block mới của một số Blockchain tiêu biểu (Nguồn: Bitstamp)

Trong kinh doanh giao dịch chứng khoán, quá trình thanh khoản và thanh toán có thể mất đến ba ngày (hoặc lâu hơn, nếu các ngân hàng giao dịch quốc tế), có nghĩa là tiền và cổ phiếu bị đóng băng trong thời gian đó.

Trong khi với Blockchain, bạn có thể soạn một hợp đồng thông minh (smartcontract) là một mã máy tính có thể được tích hợp vào blockchain để tạo điều kiện thuận lợi, xác minh hoặc thương lượng trong mọi loại thỏa thuận hợp đồng, kể cả các thỏa thuận cá nhân đơn giản nhất. Hợp đồng thông minh hoạt động theo dạng một tập hợp các điều kiện mà người dùng đồng ý. Khi các điều kiện đó được đáp ứng, các điều khoản của thỏa thuận sẽ tự động được thực hiện. Vậy thì giao dịch chứng khoán giờ đây được thanh toán gần như tức thời cho những người tham gia.

Đọc thêm:  Bitget Research: Deepfakes có thể chiếm đến 70% tội phạm về tiền điện tử trong hai năm

Thêm nữa, giả sử tôi cho bạn thuê căn hộ của mình bằng hợp đồng thông minh. Tôi đồng ý cung cấp cho bạn mã cửa vào căn hộ ngay sau khi bạn trả tiền đặt cọc cho tôi. Cả hai chúng ta sẽ gửi phần thỏa thuận của mình tới hợp đồng thông minh, hợp đồng này sẽ giữ và tự động trao đổi mã cửa của tôi để lấy tiền đặt cọc của bạn vào ngày thuê. Nếu tôi không cung cấp mã cửa trước ngày thuê, hợp đồng thông minh sẽ hoàn lại tiền đặt cọc cho bạn. Điều này giúp giảm thiểu các các khoản phí thường đi kèm với việc sử dụng công chứng viên hoặc bên hòa giải bên thứ ba…

Nhiều ngân hàng & các tổ chức tài chính đã nghiên cứu, áp dụng Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình.

Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên ở Đông Nam Á sử dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế (Nguồn OCBC Bank). Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Công nghệ Blockchain được xem là phương pháp cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn. Điều đặc biệt là nhiều tổ chức tài chính đã hình thành các liên minh để thương mại hóa công nghệ Blockchain.

Ví như liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới kết nối lại với nhau qua Blockchain, một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận, sẽ không có cách nào thay đổi được nó (Nguồn R3)

Santander, một ngân hàng châu Âu, ước tính khoản tiết kiệm tiềm năng là 20 tỷ đô la một năm (Nguồn CoinDesk); còn theo Capgemini, một công ty tư vấn của Pháp, người tiêu dùng có thể tiết kiệm tới 16 tỷ đô la phí ngân hàng và bảo hiểm mỗi năm thông qua các ứng dụng dựa trên blockchain (Nguồn Capgemini).

Tương lai của tiền mã hóa & Blockchain sẽ mở rộng ra ngoài các dịch vụ tài chính

Hiện nay hầu hết mọi người nhắc đến blockchain vẫn chỉ nghĩ đến bitcoin. Nhưng năm 2021 được dự báo là năm định hình chuyển hướng blockchain sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vận tải và logistics, dịch vụ công cộng, giáo dục,… là một vài trong số các lĩnh vực được hưởng lợi từ việc áp dụng blockchain rộng rãi hơn (Nguồn Businessinsider)

Blockchain là kho tàng quý giá hay chỉ là phế phẩm tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi doanh nghiệp. Tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thi trường.

Đối với sản xuất

Nếu doanh nghiệp sản xuất sữa ứng dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm thì nhà quản lý & người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin. Nhà sản xuất có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ sữa đó trên thị trường, biết được số lượng sữa được tiêu thụ, số lượng sữa còn hạn & đã hết hạn.

Xem thêm: Ứng dụng Blockchain để thúc đẩy sự minh bạch, rõ ràng trong chuỗi cung ứng

Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng có thể ứng dụng Blockchain để kiểm tra thông tin hộp sữa có phải hàng chính hãng hay không nhằm ngăn chặn sản phẩm nhái trên thị trường. Walmart – nhà bán lẻ tại Mỹ là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng Blockchain. Hiện tại, Wal-Mark đã sử dụng Blockchain để theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc (Nguồn: The Wall Street Journal)

Đối với lĩnh vực y tế

Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ. Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.

Xem thêm: Lữu trữ hồ sơ sức khỏe điện tử trên Blockchain

Mới đây, trong cuộc thị Olympic Quốc tế về Blockchain, ứng dụng HebiLife của một nhóm sinh viên năm nhất và năm hai từ ĐH RMIT Việt Nam đã nhận được bằng khen (Nguồn Vietnamnet). Olympic Blockchain Quốc tế được tổ chức thường niên, thu hút những chuyên gia blockchain và tài năng trẻ từ khắp nơi trên thế giới, cùng nhau giải quyết các vấn đề thực tế.

Đọc thêm:  Chuỗi Cung Ứng Trên Nền Tảng Blockchain

Lấy tác động xã hội làm chủ đạo cùng ý tưởng hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm nghiên cứu nói trên đã ứng dụng blockchain và hợp đồng thông minh vào các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe vi mô. Qua đó lưu trữ và xử lý tất cả dữ liệu quan trọng của bệnh nhân nhằm truy cập và theo dõi thông tin bệnh nhân, xác thực hồ sơ y tế từ bệnh viện, xác nhận danh tính và tình trạng tài chính của họ với các bênh liên quan khác thông qua các nền tảng xác minh đa tầng, cũng như yêu cầu bồi thường bảo hiểm và báo số tiền chi trả tự động.

Những tính năng này được thiết kế nhằm giúp người có hoàn cảnh khó khăn giảm chi phí chăm sóc sức khỏe thông qua việc sử dụng công nghệ bảo hiểm vi mô. Hiện chỉ có 0,09% tiếp cận được với bảo hiểm y tế vi mô tại Việt Nam và tại các quốc gia khác trên thế giới con số này là dưới 30%

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tận dụng blockchain để lưu trữ hồ sơ y tế của bệnh nhân một cách an toàn. Một hồ sơ y tế được tạo ra và ký kết sẽ được ghi lại vào blockchain, cung cấp cho bệnh nhân bằng chứng và sự tin tưởng rằng hồ sơ không thể thay đổi dữ liệu. Các hồ sơ sức khỏe cá nhân này có thể được mã hóa và lưu trữ trên blockchain bằng khóa riêng tư, do đó chỉ những cá nhân nhất định mới có thể truy cập được, đảm bảo quyền riêng tư.

Lời kết

Công nghệ Blockchain có rất nhiều ý nghĩa thực tế với một định nghĩa đơn giản “blockchain là một cuốn sổ cái phân tán, phi tập trung và công khai” qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và các hệ thống dữ liệu phân cấp. Đối với tất cả sự phức tạp của ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo, tiềm năng của blockchain như một hình thức lưu trữ hồ sơ phi tập trung gần như không có giới hạn. Từ quyền riêng tư của người dùng cao hơn và bảo mật cao hơn cho đến phí xử lý thấp hơn và ít lỗi hơn, công nghệ blockchain trở nên ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác.

Hơn thế nữa, các giao dịch trên mạng blockchain được chấp nhận bởi một mạng lưới của hàng nghìn hoặc hàng triệu máy tính. Điều này loại bỏ hầu như tất cả sự tham gia của con người vào quá trình xác minh, dẫn đến ít sai sót của con người hơn và bản ghi thông tin chính xác hơn. Ngay cả khi một máy tính trên mạng mắc lỗi tính toán, lỗi sẽ chỉ xảy ra với một bản sao của chuỗi khối. Để lỗi đó có thể lây lan sang phần còn lại của blockchain, nó cần phải được thực hiện bởi ít nhất 51% máy tính của mạng – một điều gần như không thể xảy ra.

Xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng một dự án nghiên cứu vào năm 1991 (Nguồn ICAEW), Blockchain dần phát triển ổn định. Giống như hầu hết các làn sóng công nghệ khác, Blockchain đã chứng kiến sự giám sát công bằng của công chúng trong hai thập kỷ qua, nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới đang suy đoán về khả năng của công nghệ này và vị trí dẫn đầu của nó trong những năm tới; họ cũng đã và đang tiếp cận Blockchain một cách tích cực.

Với nhiều ứng dụng thực tế cho công nghệ đã được triển khai và khám phá như đã trình bày trong bài viết này, Blockchain cuối cùng cũng tạo dựng được tên tuổi, một phần không nhỏ là nhờ bitcoin và tiền mã hóa thay thế (Altcoin). Khi chúng ta chuẩn bị bước vào thập kỷ thứ ba của Blockchain, vấn đề không còn là “liệu rằng” các công ty có bắt kịp công nghệ hay không mà là câu hỏi “khi nào họ sẽ triển khai ứng dụng” – là một từ thông dụng trong miệng của mọi nhà đầu tư, Blockchain có nghĩa là làm cho hoạt động trở nên chính xác, hiệu quả và an toàn hơn.

VNEconomics tin rằng Tiền mã hóa nói riêng và Công nghệ Blockchain nói chung sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây chính là cơ hội để cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đón đầu xu hướng này để có thể cạnh tranh với các nước phát triển, khi mà công nghệ hiện tại của các nước tiên tiến đã phát triển khá đầy đủ nên sự chấp nhận công nghệ mới như Blockchain còn nhiều hạn chế.

# tương lai của tiền mã hóa

Thông tin hữu ích: Hướng dẫn đăng ký tài khoản mua bán Crypto trên các sàn giao dịch tiền mã hoá uy tín:

Pi hiện tại đã được giao dịch trên các sàn lớn như OKX, Bitget, Gate quanh mức $1. Mọi người có thể tiếp tục tạo tài khoản Pi Network để khai thác Pi miễn phí trên điện thoại. Thông tin khai thác ở phía dưới 👇
Pi là một loại tiền kỹ thuật số mới được phát triển bởi Tiến sĩ đại học Stanford, với hơn 55 triệu thành viên trên toàn thế giới. Để nhận Pi của bạn, nhấp vào liên kết này https://minepi.com/tranthanhtung37 và sử dụng tên người dùng của tôi (tranthanhtung37) làm mã mời của bạn.

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

More results...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
post
page
product
lp_course
lp_lesson

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending

error: Content is protected !!