Những điều cần biết về metaverse

Mục lục

Bạn đã hiểu gì về metaverse?

“Metaverse”, có nguồn gốc từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Snow Crash” từ năm 1992, được viết bởi Neal Stephenson, là sự kết hợp giữa 2 từ “meta” và “universe”. Ngoài ra còn có một khái niệm khác được gọi là “avatar”, nó liên kết với metaverse, được coi là một bản sao của đối tượng thực trong thế giới ảo. 

Cho tới nay, vẫn có bất kỳ định nghĩa rõ ràng về metaverse, nên nếu không sở hữu nền tảng kiến thức về công nghệ thì sẽ rất khó hiểu về metaverse. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm cơ bản và cốt lõi của metaverse, đồng thời thấy rõ hơn được những điều mà tương lai có thể mang lại. 

Metaverse không phải một loại hình công nghệ mà là một thế giới ảo không giới hạn và phi tập trung bao gồm nhiều công nghệ tiên tiến cốt lõi như VR, AR, blockchain, 5G và digital twin, và trong bài viết này bạn sẽ được hiểu rõ hơn về các khái niệm cơ bản của metaverse. 

VR, AR và MR

Có thể nói, công nghệ AR và MR vẫn còn khá mới với nhiều người dùng, song công nghệ VR thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua, điển hình chính là những trò chơi điện tử sử dụng công nghệ VR làm tăng trải nghiệm nhập vai cho người chơi. Về cơ bản, VR, AR và MR đều là những công nghệ cơ bản nhằm tạo ra trải nghiệm trong thế giới ảo cho người dùng. 

Liên quan tới công nghệ thực tế ảo và mô hình 3D do máy tính tạo ra, công nghệ VR tái tạo lại thế giới thực hoặc thế giới ảo bằng cách kết hợp những âm thanh, hình ảnh thực tế và những cảm giác khác thông qua các thiết bị như tai nghe VR, găng tay và những thiết bị cảm biến cơ thể.

Công nghệ VR sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm gần gũi hơn dù có ở đâu trên thế giới. Người dùng sẽ được hòa mình vào thế giới ảo, tuy nhiên, bởi nói không giới hạn môi trường thực tế nên người dùng khi sử dụng công nghệ VR trong không gian rộng rãi để tránh xảy ra những tai nạn. 

Còn công nghệ AR sẽ mang lại chế độ xem thời gian thực tại một môi trường vật lý bằng cách tăng cường các yếu tố như âm thanh, đồ họa, video hoặc dữ liệu GPS. Nói cách khác, công nghệ AR tồn tại song song với thế giới thực của chúng ta, cho phép người dùng trải nghiệm môi trường thực qua màn hình điện thoại, máy tính bảng hoặc bằng cách sử dụng kính thông minh và thực hiện các thay đổi ảo ở trên màn hình.

Thông qua ống kính của điện thoại/ máy tính bảng hoặc kính thông minh, những ứng dụng này lan tỏa nội dung kỹ thuật số vào môi trường thực chúng ta sống. Đối với công nghệ này, chúng ta không cần bận tâm nhiều tới môi trường xung quanh cũng như việc phải tương tác với không gian của người dùng. Nó có thể ở bất kỳ bề mặt nào, và thế giới vật chất mà chúng ta đang sinh sống có thể được coi là nền tĩnh của nó. Một số ví dụ nổi tiếng cho công nghệ AR có thể kể đến như Pokemon Go, bộ lọc Snapchat và những ứng dụng chụp ảnh chứa phần trang điểm ảo. 

Công nghệ MR là sự kết hợp giữa thế giới ảo và thế giới thật, nó tạo ra sự tương tác trong thời gian thực cho cả những cá thể thực và cá thể ảo. Không giống VR và AR, các thiết bị MR sẽ thu thập một cách liên tục những thông tin mới về những gì đang xảy ra xung quanh, những thông tin này sẽ rất hữu ích trong việc đặt những nội dung kỹ thuật số một cách liền mạch vào môi trường vật lý mà người dùng có thể tương tác với chúng. 

Công nghệ “Digital twin” 

Digital twin là thuật ngữ công nghệ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Metaverse có liên kết sâu với với digital twin, bởi mục đích của nó đều là đưa các đối tượng thực vào thế giới ảo. Ví dụ, nếu một cái bàn vật lý trong thế giới thực được đưa vào một bản sao y chang trong thế giới ảo thì 2 chiếc bàn đó được gọi là digital twin. Bản thân metaverse cũng được coi là một digital twin của thế giới thực mà chúng ta đang sinh sống. 

Trong metaverse, digital twins đều liên quan tới 3 yếu tố: Thứ nhất là đối tượng vật lý, thứ 2 là bản sao kỹ thuật số (phiên bản ảo) của nó trong thế giới ảo, và thứ 3 là sự trao đổi dữ liệu và thông tin giữa 2 phiên bản như thế nào. 

Bởi vậy, có thể kết luận rằng metaverse chính là một bản sao kỹ thuật số của thế giới thực mà chúng ta đang sinh sống. Metaverse là một bước phát triển mới của công nghệ digital twin, và nó cũng là sự kết hợp của 2 loại công nghệ VR và AR. 

Tính vô hạn 

Vì là thế giới ảo nên metaverse gần như không có bất kỳ ranh giới nào. Nó là một không gian vô hạn, không giới hạn số lượng người tham gia, đang làm gì hay thuộc bất kỳ ngành nghề nào. Ngoài ra, tính vô hạn của metaverse còn được thể hiện ở khả năng truy cập của nó tốt hơn bất kỳ nền tảng nào trên Internet hiện tại. Bởi nó được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở nên tất cả mọi người có thể tạo nhiều cá thể khác nhau trên metaverse theo nhu cầu khác nhau của họ. 

Trên metaverse, người dùng hoàn toàn vừa có thể là người sáng tạo, vừa là người tiêu dùng. Ví dụ: Người dùng có thể tự tạo ra một ảnh đại diện của riêng họ hoặc có thể mua ảnh đại diện và NFTs từ người khác. 

Tính bền vững

Tính bền vững của metaverse được biểu hiện ở 2 khía cạnh: Thứ nhất, metaverse không có nút tắt và khởi động lại. Chính vì vậy, người dùng hoàn toàn có thể kết nối với metaverse bằng thiết bị cá nhân của họ bất cứ lúc nào, điều này đảm bảo trải nghiệm nhất quán cho người dùng. Tính năng này cung cấp cho người dùng trải nghiệm một thế giới song song vô cùng thực tế trên metaverse. 

Thứ 2 là metaverse sẽ không thể bị dừng lại hay bị reset. Thay vào đó, nó sẽ tiếp tục phát triển vô thời hạn trong môi trường mã nguồn mở. Mỗi người tham gia vừa là người dùng, vừa là nhà sáng tạo, bởi vậy nó sẽ giúp thúc đẩy liên tục sự phát triển của metaverse. 

Tính phi tập trung 

Tính phi tập trung mang lại 2 ý nghĩa cho metaverse. Đầu tiên, metaverse không thuộc về bất kỳ nền tảng hay công ty nào. Thứ 2 là metaverse sử dụng cấu trúc mạng lưới phi tập trung. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain những năm gần đây tạo nên tính khả thi cho những mạng lưới phi tập trung. Mạng lưới phi tập trung là một mạng lưới chuyên phân phối quá trình xử lý dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau thay vì chỉ dựa vào duy nhất một máy chủ trung tâm. Mỗi đơn vị lại là một đơn vị trung tâm nhỏ có thể tương tác độc lập với các nút thắt khác. 

Như vậy, ngay cả khi một trong các nút chính gặp sự cố hay bị tấn công, thì các nút khác hoàn toàn vẫn hoạt động bình thường và người dùng vẫn có thể tiếp tục chuyển giao và truy cập dữ liệu. Sự phát triển của điện toán đám mây cũng như công nghệ điện toán biên đã cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác khả năng xử lý dữ liệu vượt trội, cải thiện đáng kể tốc độ truyền cũng như truy cập dữ liệu. 

Hệ thống kinh tế ảo

Kinh tế là nền tảng cho việc tổ chức và phân phối có hiệu quả nhiều nguồn lực và các yếu tố sản xuất khác nhau. Việc xây dựng nên hệ thống kinh tế ảo là một phần thiết yếu của toàn bộ kiến trúc metaverse. Hệ thống kinh tế ảo này không những cho phép người dùng có thể trao đổi tài sản kỹ thuật số mà còn kích thích người dùng sáng tạo ra những nội dung hoàn toàn mới. 

Hệ thống kinh tế trên metaverse dựa vào công nghệ blockchain được coi là một trong những công nghệ chính, nhằm đảm bảo thực hiện tính phi tập trung của nó. Việc truyền nối các điểm có thể đảm bảo được tính minh bạch của mỗi giao dịch, đảm bảo sự an toàn tài sản của mỗi người dùng mà không cần tới bất kỳ tổ chức tập trung nào. 

Các tài sản kỹ thuật số của metaverse đều được đại diện bởi các mã token. Hiện tại, có hàng nghìn mã token hoặc tiền kỹ thuật số trên thị trường mà trong đó Bitcoin (BTC) là một trong những loại tiền kỹ thuật số nổi bật nhất. 

Trải nghiệm một xã hội mới 

Nếu Internet được coi là thay đổi trải nghiệm xã hội truyền thống của con người thì có thể tin rằng metaverse sẽ thúc đẩy ranh giới trải nghiệm xã hội trên Internet mạnh mẽ hơn nhiều. Điều này là do nguyên tắc cốt lõi của metaverse là yêu cầu tất cả người dùng đều phải đồng trải nghiệm, đồng sáng tạo và đồng chia sẻ những nội dung mà đã được tạo ra. 

Trật tự truyền thống của thế giới thực hoàn toàn có thể bị phá vỡ khi xuất hiện chế độ hoạt động “phi tập trung”. Việc metaverse làm mờ ranh giới giữa thế giới ảo và thế giới thực tạo nên một nền tảng mới cho các mối quan hệ cũng như các trải nghiệm xã hội mới mẻ cho người dùng.

Metaverse là một ý tưởng trải dài đến từng chi tiết nhỏ trong thế giới thực hiện nay. Bởi nó vẫn còn khá sơ khai nên các định nghĩa vẫn còn mơ hồ và nó cũng chưa nhận được những sự công nhận cụ thể. Tuy nhiên, hy vọng rằng bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn có thể tiến gần hơn đến với metaverse.

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending