Sự ra đời của tiền mã hóa ổn định – Stablecoin

Mục lục

Tại sao lại cần Tiền mã hóa ổn định?

Tiền mã hóa ổn định được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền mã hóa hiện tại, đó chính là sự biến động (volatility). Đối với trader hay investor họ có thể chuyển tài sản sang tiền mã hóa ổn định để tránh khỏi sự biến động (volatility) của tiền mã hóa mà không cần nhất thiết phải đổi sang Fiat.

Đối với các cửa hàng, công ty khó lòng nào chấp nhận thanh toán bằng 1 loại tiền điện tử với sự biến động 20-30% giá trị trong một thời gian ngắn. Chính điều này, đã khiến việc chấp nhận rộng rãi của tiền mã hóa trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều đó, khiến cho Tiền mã hóa ổn định có tầm quan trọng như một chiếc cầu nối giữa thị trường điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền mã hóa được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của Tiền mã hóa ổn định.

Tiền mã hóa ổn định là gì?

Tiền mã hóa ổn định là một loại Cryptocurrencies có mức giá cố định, giá trị thị trường của Tiền mã hóa ổn định thường được gắn chặt với giá của một tài sản cố định, như USD. Đồng tiền này phải có tính toàn cầu, ít biến động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.

Tiềm năng phát triển của tiền mã hóa ổn định

Khi nhắc đến Tiền mã hóa ổn định thì nổi trội nhất phải kể đến Tê – thơ (Tether) hay còn gọi là USDT và được quy đổi giá trị 1:1 bởi đồng Đô-la Mỹ. Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Trong thị trường tiền mã hóa tồn tại nhiều loại khác nhau và USDT chỉ là một trong hàng chục đồng Tiền mã hóa ổn định hiện có trên thị trường. Các Tiền mã hóa ổn định thông thường sẽ cố định giá của mình theo giá USD (1 Tiền mã hóa ổn định = 1USD) hoặc một số đồng tiền pháp định mạnh khác như EUR, JPY, CNY, HKUS… hoặc một chỉ số giá tiêu dùng nào đó.

Đọc thêm:  Blockchain trong giáo dục: cơ hội, ứng dụng và thách thức

Các đặc tính cần thiết của một Tiền mã hóa ổn định: Giá cả phải ổn định Có khả năng mở rộng Tính bảo mật cao Phi tập trung

Multi Asset Backed – Tiền mã hóa đảm bảo bằng tài sản

Hiện tại, Tiền mã hóa được phân làm 2 loại chính gồm: Backed và Non-Backed. Dễ hiểu hơn là Tiền mã hóa được phân làm 2 loại chính: Thế chấp và không thế chấp bởi 1 loại tài sản khác.

Backed

Là loại Tiền mã hóa được thế chấp bằng 1 loại tài sản khác có giá trị tương đương với số lượng Tiền mã hóa đã được phát hành ra ngoài thị trường. Hai loại Tiền mã hóa được thế chấp phổ biến nhất là Fiat-backed và Crypto-backed.

Fiat – Backed

Đây là dạng Tiền mã hóa phổ biến nhất trong thị trường tiền mã hóa ở thời điểm hiện tại. Giá trị của các Tiền mã hóa này thường được neo theo giá trị của tiền thật với tỷ lệ 1:1. Đặc điểm chính của loại Tiền mã hóa này là tổng cung của Tiền mã hóa đó ngoài thị trường phải có giá trị tương đương với lượng tiền được dự trữ của tổ chức phát hành. Để đảm bảo tính trung thực về điều đó, các tổ chức phát hành sẽ bị kiểm tra, quản lý và kiểm toán bởi một tổ chức tài chính uy tín như ngân hàng hay các công ty kiểm toán tài chính. Rủi ro của dạng Tiền mã hóa này chính là rủi ro về việc tổ chức phát hành Tiền mã hóa không thể chứng minh được rằng số tiền dự trữ có giá trị tương đương với giá trị Tiền mã hóa đang lưu hành trên thị trường.

Một số Tiền mã hóa Fiat-Backed điển hình: TETHER (USDT), TrueUSD (TUSD), USD Coin (USDC), Paxos Standard (PAX).

Đọc thêm:  Giữ an toàn trên mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến liên quan đến tiền điện tử

Crypto – Backed

Giống như Fiat-Backed, các Tiền mã hóa crypto-backed là dạng Tiền mã hóa được thế chấp bởi một tài sản Crypto. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai dạng Tiền mã hóa này chính là nơi lưu trữ tài sản thế chấp.Với Fiat, tài sản thế chấp được lưu trữ bên ngoài chuỗi Blockchain (off-chain) bởi các bên thứ ba uy tín như ngân hàng, công ty kiểm toán. Còn đối với Cryp[1]to-backed, tài sản thế chấp được lưu trữ ngay trên Blockchain (on chain) được khoá trong Hợp đồng thông minh. Điều này mang đến tính minh bạch cũng như tính phi tập trung cho Tiền mã hóa Crypto-backed. Rủi ro của dạng Tiền mã hóa được thế chấp bởi Crypto chính là sự biến động giá của đồng Crypto được mang đi thế chấp. Để giảm thiểu rủi ro đó, các tiền mã hóa dạng này sẽ phải tăng giá trị của tài sản thế chấp rất cao để đảm bảo sự biến động giá không ảnh hưởng đến tính ổn định của Tiền mã hóa. Trong trường hợp, giá trị của đồng Crypto mang đi thế chấp thấp hơn giá trị Tiền mã hóa được phát ra thì hệ thống hợp đồng thông minh phải thanh lý số tài sản đã được thế chấp để đảm bảo được tính ổn định của Tiền mã hóa.

Một số Tiền mã hóa điển hình: MAKERDAO (DAI), Bitshares (BitUSD), Celo, Reserves (RSV). Ngoài hai dạng Fiat-backed và Crypto-backed, Tiền mã hóa còn có thể được backed bởi các loại hàng hoá như vàng, bạc.

Non – backed

Đây là loại Tiền mã hóa không được thế chấp bất kỳ loại tài sản nào. Thay vào đó, để duy trì sự ổn định, các Tiền mã hóa này sử dụng cơ chế co giãn cung cầu dựa trên thuật toán. Bản chất hoạt động của loại Tiền mã hóa này tương tự như cách các ngân hàng trung ương đang làm với tiền fiat. Khi giá trị Tiền mã hóa quá cao do nhu cầu sử dụng tăng cao, tổ chức phát hành sẽ đưa ra thị trường một lượng Tiền mã hóa cho đến khi giá trị của Tiền mã hóa được ổn định. Và ngược lại, khi giá trị của Tiền mã hóa giảm xuống quá thấp. Tổ chức phát hành cần phát hành trái phiếu được mua bằng Tiền mã hóa để thu hút nhà đầu cơ mua Tiền mã hóa. Từ đó tăng được nhu cầu sử dụng của Tiền mã hóa là cho giá trị của Tiền mã hóa trở về mức ổn định.

Đọc thêm:  Blockchain khiến cho việc từ thiện công bằng hơn

Rủi ro của dạng Tiền mã hóa này chính là khi những nhà đầu cơ không còn mua trái phiếu nữa thì Tiền mã hóa đó sẽ sụp đổ. Một ví dụ điển hình cho sự sụp đổ này có thể nói đến đó là Basis Tiền mã hóa. Một số Tiền mã hóa điển hình của dạng này: Carbon, Steeem Dollar, Bitpay Officical, Nubits.

VNEconomics là một dự án với mục đích chia sẻ những tri thức hữu ích về Kinh tế số – Nghiên cứu khoa học và Công nghệ, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ Blockchain & ứng dụng của Blockchain tới đối tượng là nhà nghiên cứu và những cá nhân khác quan tâm tới những lĩnh vực này.

👉Tham gia cộng đồng của VNEconomics tại:
📍Website: https://vneconomics.com/
📍Twitter: https://twitter.com/vneconomics_com
📍Telegram: https://t.me/VNEconomic
📍Linked In: https://www.linkedin.com/company/vneconomics/
📍 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vneconomics/
📍 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/blockchaindeco/

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.

Tin tức nổi bật khác

Bài viết nhiều lượt xem

Bài viết trending